Chính sách - Dự án » Tư liệu
Giờ Trái Đất và những thông điệp trong các năm qua
(15:48:54 PM 13/03/2014)
Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu " " sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đât không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
Năm 2007, Giờ Trái đất lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Sydney của Úc, lúc 19h30 theo giờ địa phương. Ban đầu hoạt động này chỉ nằm trong phạm vi nước Úc, tuy nhiên sau đó sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu đăng ký tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất cho những năm sau.
Với 2 triệu người tham gia, chiến dịch Giờ Trái đất 2007 đã làm giảm 10,2% sản lượng điện bằng 48.613 chiếc xe ôtô trên đường, giảm 24,86 tấn khí CO2.
Năm 2008, với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia chính thức và trên 400 thành phố cùng hỗ trợ, Giờ Trái Đất 2008 đã là một sự thành công lớn, tổ chức trên tất cả các lục địa. Các toà nhà, điểm đến của nhiều thành phố trên thế giới đã tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết của họ để hưởng ứng
Năm 2009, với khẩu hiệu “Tắt đèn, Bật tương lai”, Giờ Trái đất diễn ra từ 20h30-21h30 ngày 28/3 (giờ địa phương) với sự tham gia của 2.100 thành phố và 82 quốc gia (tăng hơn rất nhiều so với năm 2008).
Năm 2009 cũng là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất, với các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn… trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện. Lượng điện giảm được 140 MW, tiết kiệm 133 triệu đồng.
Năm 2010, Giờ Trái đất diễn ra lần lượt ở các quốc gia trên khắp thế giới vào ngày 27/3 theo giờ địa phương và đã có 92 quốc gia đã chính thức đăng kí tham gia, nhiều hơn năm trước 4 quốc gia.
Tại Việt Nam, với khẩu hiệu “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”, Giờ Trái đất diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 27/3, với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trong năm này, Thủ đô Hà Nội chính thức tham gia vào sự kiện Giờ Trái đất.
Năm 2011, Giờ Trái Đất 2011 diễn ra vào ngày 26/3.
Tại Việt Nam, với khẩu hiệu "Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu" nhằm mục đích kêu gọi tiết kiệm điện quanh năm. Đã có 30 tỉnh, thành thực hiện Giờ Trái đất vào hồi 20h30-21h30 UTC 7, góp phần tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng hay 23.800 USD.
Năm 2012, Giờ Trái đất bắt đầu từ 20h30 đến 21h30 ngày 31/3 với sự tham gia của khoảng 135 quốc gia và vùng lãnh thổ và số người hưởng ứng lên đến 1,8 tỷ người.
Tại Việt Nam, Với thông điệp “Tôi và bạn hãy cùng hành động”, Giờ Trái Đất 2012 nhằm kêu gọi các ban ngành, doanh nghiệp, tổ chức và mọi người dân tham gia hành động chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong chiến dịch này, công suất của hệ thống điện giảm được 546 MW, điện năng tiết kiệm được là 546.000 kWh, ước tiết kiệm 712 triệu đồng.
Năm 2013, Giờ Trái đất 2013 diễn ra vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 3, trong khoảng thời gian từ 20h30 cho đến 21h30 theo múi giờ địa phương. Nguyên nhân của sự thay đổi này là thứ 7 cuối cùng của tháng Ba là thời điểm bắt đầu mùa hè tại châu Âu và trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước. Đã có hàng triệu người sống ở các thành phố khác nhau trên khắp hành tinh cùng tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết trong vòng 1 giờ nhằm chứng tỏ rằng các công dân toàn cầu có thể cùng nhau hành động để giảm nhẹ tác động của sự nóng lên toàn cầu.
Với khẩu hiệu "Tôi và bạn hãy cùng hành động" nhằm mục tiêu tạo chuyển biến lớn trong hành động tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu của mỗi người dân và cộng đồng, Giờ Trái đất tại Việt Nam 2013 tiết kiệm được khoảng 700.000 kWh điện, tương đương hơn 1 tỷ đồng.
Năm 2014, Giờ Trái đất dự kiến sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 29/3/2014. Đây sẽ là sự kiện lớn nhằm gây quỹ để thực hiện những dự án bảo vệ môi trường với quy mô toàn cầu.
Tại Việt Nam, với thông điệp "Hãy hành động để Trái Đất thêm xanh", Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày 29/3 tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.