Sống xanh » Trường học xanh
Y tế trong trường học có cũng như không
(09:38:40 AM 19/09/2012)
|
Cửa đóng then cài
Chúng tôi đến trạm y tế của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vào lúc 15 giờ 30 ngày 11.9. Dù vẫn còn trong giờ hành chính nhưng cửa khóa then cài. Ghé qua phòng cấp cứu, gõ cửa nhưng chẳng thấy ai lên tiếng. Nếu chẳng may vào thời điểm đó có SV bị cấp cứu đưa đến trạm thì không biết phải kêu ai, vì ngay tại đây không có bất kỳ một thông tin hay số điện thoại nào để SV liên lạc.
Nguyễn Thị Vân Anh (SV năm 2, Khoa Quản lý đất đai) cho biết: “Lần nào bị nhức đầu, cảm cúm đến trạm y tế xin thuốc uống cũng thấy khóa cửa cả”. Theo các SV, trường hợp có bác sĩ trực thì cũng khám rất sơ sài, qua loa. Lê Mỹ Ngọc (SV năm 2) nhớ lại: “Khoảng tháng 10 hay tháng 11 năm ngoái, một bạn học chung lớp của mình bị đau bụng. Bạn bè chuyển xuống trạm y tế, có y bác sĩ khám qua loa rồi cho nằm ở đó, không thấy họ nói gì cũng không làm giấy chuyển viện. Thấy nhỏ bạn đau quá nên bạn bè chở nó qua Bệnh viện đa khoa Thủ Đức”.
Hàng chục năm nay, ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nơi có khoảng 1.500 SV ở nội trú, không có trạm y tế để phục vụ SV. Nguyễn Thị Thu Hồng (SV năm 4, Khoa Địa lý) bức xúc: “Mong ước của hầu hết SV trong khu nội trú là sớm có trạm y tế. Mình luôn có ý kiến cần xây dựng một trạm y tế, nhưng dường như những kiến nghị của SV không “đủ đô”, nên nó đã bị rơi vào quên lãng”.
Ký túc xá ĐH Ngân hàng TP.HCM hiện có 3.000 SV nội trú nhưng trạm y tế cũng không có người trực 24/24 giờ.
Phòng đa năng
|
|
Không riêng gì ĐH, các học sinh phổ thông cũng học tập trong môi trường thiếu hụt điều kiện chăm lo sức khỏe. Theo thống kê và nhận định của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay 100% trường học đều có phòng y tế hoặc góc y tế nhưng nhiều năm qua không thể hiện được vai trò của mình.
Đến Trường tiểu học Phan Văn Trị (Q.1), nhìn khắp 2 dãy nhà, chúng tôi chỉ thấy bảng gắn tên các lớp học, phòng chức năng, thư viện văn phòng. Vô tình bước vào phòng chuyên môn, nhìn sâu vào trong mới thấy phòng y tế! Một phụ huynh lớp 2 của trường này cho hay: “Tôi chả biết phòng y tế nằm ở chỗ nào, khi con bị bệnh, tôi cho thuốc vào cặp và dặn cháu uống sau bữa ăn, vậy thôi”.
Còn tại một trường mầm non khá nổi tiếng tại Q.5, phòng y tế nằm lọt thỏm trong văn phòng và dường như chỉ có chức năng chứa đồ. Phụ huynh nhóm lớp nhà trẻ của trường này phản ánh: “Có hôm cô giáo của con tôi điện thoại báo cháu ngủ dậy thì có hiện tượng mệt, nôn, gọi tôi đến đón cháu về để cho đi khám bệnh. Khi tôi đến thì thấy cháu ngồi trong lớp chờ mẹ mà không hề thấy nhân viên y tế của trường”. Phụ huynh này cho rằng: “Những lúc như vậy rất cần nhân viên y tế ở bên cạnh phòng khi cháu xảy ra điều gì bất thường”.
Hằng ngày, khi vui chơi, hoạt động trong trường học, học sinh không tránh khỏi tai nạn dù nhẹ hay nặng. Thế nhưng một học sinh lớp 7 tại Q.1 cho biết: “Dù phòng y tế có nhân viên nhưng khi tụi em bị chảy máu, chạy vào phòng y tế thì cô đưa cho chai ô xy già kêu tự rửa vết thương”.
Mặc dù được bố trí phòng và bàn ghế, tủ thuốc, giường bệnh nhưng phòng y tế Trường tiểu học Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình) cũng được dùng làm nơi thu học phí, tiền ăn… vào mỗi đầu tháng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
-
Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
-
Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
-
Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
-
Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
-
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
-
Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
-
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
-
Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
.jpg)