Sống xanh » Trường học xanh
Việt Nam đứng thứ 12 bảng xếp hạng giáo dục OECD
(10:04:50 AM 14/05/2015)Học sinh trong một lớp học cấp hai ở Singapore - Ảnh: Today Online
OECD cho biết việc xếp hạng này dựa trên kết quả kiểm tra tại 76 quốc gia, còn cho thấy có sự tương quan giữa giáo dục và phát triển kinh tế.
Singapore đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản. Anh chỉ đứng thứ 20 trong khi Mỹ bị xếp ở vị trí 28.
“Ý tưởng này nhằm cho phép các quốc gia, giàu lẫn nghèo, có thể so sánh mình với những nền giáo dục hàng đầu thế giới, để biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình cũng như thấy được cái lợi về lâu dài đối với kinh tế khi cải thiện chất lượng giáo dục” - giám đốc giáo dục của OECD Andreas Schleicher nói trên BBC.
Việc xếp hạng dựa trên điểm toán và khoa học của các học sinh ở độ tuổi 15 tại các nước, không phân biệt các nước phát triển và đang phát triển trong đánh giá. Kết quả dự kiến sẽ được trình bày tại Diễn đàn giáo dục thế giới tại Hàn Quốc vào tuần tới.
Cuộc khảo sát lần này cho thấy bức tranh rộng hơn đợt kiểm tra của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) mà OCED thực hiện năm 2012. Ngoài ra, PISA chủ yếu tập trung và các nước công nghiệp có ảnh hưởng.
Trong bảng xếp hàng này cũng xuất hiện các quốc gia như Iran, Nam Phi, Peru hay Thái Lan được so sánh cùng các nền giáo dục nổi tiếng thế giới.
Nói về quốc gia đứng đầu là Singapore, ông Schleicher cho biết đảo quốc này đã thực sự nỗ lực khi vươn lên từ nước có tỉ lệ mù chữ cao trong những năm 1960 lên vị trí dẫn đầu.
Không riêng gì Singapore, “khi bước vào lớp học ở châu Á, bạn sẽ thấy các giáo viên đều kỳ vọng tất cả học sinh sẽ thành công. Sự tập trung, chặt chẽ và tính nghiêm khắc là rất cao - ông nói.
Những quốc gia này làm rất tốt trong việc thu hút các giáo viên giỏi, vì vậy mỗi học sinh đều có thể gặp được giáo viên xuất sắc”.
Tại Anh, nghiên cứu cho thấy 1/5 học sinh không đạt được trình độ cơ bản ở trường. OECD cho biết London có thể phải tốn hàng ngàn tỉ USD để cải thiện vấn đề này và nâng cao kỹ năng cho học sinh.
“Tôi nghĩ đây chỉ là một tư duy, một sự kỳ vọng. Có vô số những ngôi trường điển hình đã giúp nâng ngưỡng (chất lượng) lên rất cao” - bộ trưởng giáo dục Anh Lord Nash chống chế.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự kém chất lượng của giáo dục Mỹ, khi rơi lại phía sau các nước châu Âu và thậm chí thấp hơn cả Việt Nam, và sự tuột dốc đáng lo ngại của Thụy Điển do các vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống giáo dục.
Ngoài ra, nghiên cứu đã liên hệ giữa giáo dục và tiềm năng phát triển kinh tế, ước tính sự gia tăng GDP quốc gia trong suốt cuộc đời của các học sinh và chỉ ra rằng GDP sẽ tăng mạnh nếu tất cả học sinh đạt được trình độ cơ bản.
GDP của quốc gia cuối bảng Ghana có thể tăng đến 3881% (38 lần) nếu đạt được mục tiêu này, trong khi Việt Nam là 304% và Thái Lan là 414%.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.