»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:35:41 PM (GMT+7)

TP. HCM: Học sinh "xếp cá mòi" ngủ trưa ngay lối đi Tin mới nhất

(09:47:44 AM 10/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Lối đi giữa lớp học chật cứng học sinh. Các em nằm “xếp cá mòi” đan chân vào nhau, hầu như không có không gian để cựa mình…Trong khi đó, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Thị Định đã gọi việc ngủ trưa của các em học sinh như thế này là “rộng rãi, thoải mái”

[-]TP.[-]HCM:[-]Học[-]sinh[-]"xếp[-]cá[-]mòi"[-]ngủ[-]trưa[-]ngay[-]lối[-]đi
Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Thị Định đã gọi việc ngủ trưa của các em học sinh như thế này là “rộng rãi, thoải mái”


11g45 ngày 7/10, chúng tôi tìm cách vào trường tiểu học Nguyễn Thị Định (P.Tân Thới Nhất, Q.12), không khỏi sửng sốt khi chứng kiến cảnh các em học sinh ngủ trưa. Lối đi giữa lớp học chật cứng học sinh. Các em nằm “xếp cá mòi” đan chân vào nhau, hầu như không có không gian để cựa mình…

Giận run vì xót con

Chị T.B. (có con học lớp 2 Trường tiểu học Nguyễn Thị Định) không giữ được bình tĩnh khi trao đổi với chúng tôi: “Trong một lần đột xuất vào trường vào giờ trưa để đón con ra ngoài có việc gấp, tôi choáng váng khi chứng kiến con mình ngủ trưa trong cảnh ngoài sức tưởng tượng.

Các bé nằm chật cứng dọc hành lang, nằm tràn ra gần lối đi. Sao có thể ngủ được trong không gian chật chội và tạm bợ như vậy? Hành lang vốn là lối đi, có đảm bảo vệ sinh? Làm cha mẹ, tôi không tin rằng phụ huynh (PH) tận mắt chứng kiến cảnh ấy mà chịu được. Tôi đã giận run vì xót con”.

Chung tâm trạng chị B., chị H.A. (có con học lớp 3, Trường tiểu học Nguyễn Thị Định) bức xúc: “Mấy hôm trời áp thấp nhiệt đới, con tôi về than buổi trưa ngủ ngoài hành lang lạnh quá. Tôi phải chuẩn bị áo khoác cho con. Hôm sau cháu không chịu mang áo khoác nữa, bảo nắng nóng không chịu nổi.

Nói chung hôm nào trời mưa thì bị lạnh, trời nắng thì bị nóng. Với số lượng gần 200 em/khoảng hành lang, khó có thể tránh được không khí ngột ngạt. Trong giấc ngủ trưa, nhiều bé phải dậy sớm hơn bình thường để lấy lối đi cho các anh chị lớp trên vào lớp.

Sao phải để các bé ngủ một cách khổ sở như vậy? Tôi đã từng nêu ý kiến về vấn đề này nhưng nhà trường chẳng thay đổi gì cả. Trường mới xây dựng vài năm, cơ sở vật chất khang trang, còn có nhiều phòng học cho học sinh (HS) Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ sang học nhờ chứ có phải chật hẹp, thiếu thốn gì mà phải ra nông nỗi”.

Trong vai PH, chúng tôi đã tìm cách có mặt để chứng kiến cảnh “ngủ không giống ai” ở ngôi trường này. Mỗi hành lang có hai cô bảo mẫu ngồi trông các bé ngủ. Với những khoảng hành lang hẹp, cô giáo vẫn xếp cho HS nằm thành hai hàng đâu chân vào nhau.

Vì thiếu không gian, nếu các em duỗi chân thì buộc phải đan chân vào bạn đối diện và hầu như không còn chỗ để cựa quậy. Những chiếc quạt trần không đủ để xua không khí hầm hập.

Với những em nằm hướng đầu ra phía ngoài, một số phải kê đỉnh đầu vào lỗ thông gió của hành lang. Nếu trời mưa, hoặc trời lạnh các em khó tránh khỏi việc bị nhiễm lạnh.

Ngoài ra, nam và nữ nằm riêng nhưng vẫn như nằm chung vì không có ranh giới giữa hai nhóm.

 

[-]TP.[-]HCM:[-]Học[-]sinh[-]"xếp[-]cá[-]mòi"[-]ngủ[-]trưa[-]ngay[-]lối[-]đi

Liệu các em học sinh có được giấc ngủ trọn vẹn khi “xếp cá mòi” giữa hành lang thế này?


Ra hành lang cho... thoải mái (?)

Sáng 8/10, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thị Định. Ông Dũng thừa nhận, trường có 27 lớp được tổ chức bán trú, tất cả HS của 27 lớp này đều được bố trí ngủ ở hành lang mà nhà trường gọi là “sảnh ngủ”.

Điều đáng nói là trong các phòng học của trường, các bộ bàn ghế đã được thiết kế có tính đa năng, có thể làm giường ngủ cho HS, nhưng ông Dũng lại cho rằng “ngày nay, nhiều trẻ em bị cận thị, cong vẹo cột sống, ngủ trong phòng không đủ chỗ, thiếu thoải mái, về lâu về dài không tốt cho các em HS” (!).

Ông Dũng khẳng định: “Ra hành lang, các em có được chỗ ngủ rộng rãi, thoải mái, có quạt trần, quạt phụ dưới sàn giúp các em mát mẻ”. Nhưng lời ông Dũng không chính xác. Không thể nói không gian mà các em đang nằm là thoải mái. Quan sát, chúng tôi cũng không hề thấy có quạt phụ đặt dưới sàn.

Vì sao không gian lớp học bỏ không, lại phải chuyển HS ra ngủ trưa ở hành lang? Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, vị đứng đầu nhà trường cho rằng:

“Việc dùng hành lang làm sảnh ngủ là “công trình” của hội PH. Các vị đại diện PH đã đề xuất tận dụng hành lang của trường để làm sảnh ngủ, nhà trường đồng ý và phối hợp thực hiện.

Ngày 13/9/2015, trong cuộc họp PH đầu năm, có một vài vị PH không đồng thuận phương án cho trẻ ngủ ở hành lang, nhưng chủ yếu do họ không hiểu vấn đề nên chúng tôi đã giải thích cho họ hiểu”.

Ông Dũng còn quả quyết: “Hoàn toàn không có chuyện HS nằm đan chân vào nhau, các em có thể thoải mái lăn qua lăn lại”. Nhưng thực tế hiển hiện trước mắt chúng tôi thì hoàn toàn trái ngược. Chuyện trở mình của HS khi ngủ ở hành lang là gần như không thể!

Được biết, kinh phí để “biến tấu” hành lang thành phòng ngủ được trích từ quỹ PH (PH mỗi bé đóng 300.000đ/năm học). Nếu có cơ hội vào trường buổi trưa để mục kích cảnh tượng con mình ngủ ngoài hành lang theo kiểu “xếp cá mòi” ở nơi vốn là lối đi mỗi ngày ấy, chúng tôi tin không PH nào hài lòng với việc mình bỏ tiền ra để… con mình "được" ngủ như thế!

Ấy vậy mà ông Trần Văn Biên - Trưởng ban đại diện Cha mẹ HS của trường - lại đồng thuận với quan điểm của ông hiệu trưởng. Ông Biên nói: “Tôi cùng một số PH khác có đi kiểm tra các sảnh ngủ của HS, thấy các cháu ngủ rất thoải mái” (?).

Tuy nhiên, ông Võ Kim Nhượng - Chi hội trưởng PH lớp 5/3 lại cho rằng, đầu năm học, ông đã thấy việc bố trí chỗ ngủ cho HS ở hành lang. Ông và các PH khác chấp hành theo chứ không thấy việc các PH đồng lòng đề xuất việc ấy cho nhà trường.

Liệu các em học sinh có được giấc ngủ trọn vẹn khi “xếp cá mòi” giữa hành lang thế này?

Tại TP.HCM, chuyện HS phải nằm ngủ trưa chật chội không phải là hiếm, thế nhưng chuyện bỏ trống lớp học để đưa HS ra ngủ chen chúc ngoài hành lang và lối đi thì thật lạ!

Báo Phụ Nữ từng có bài phản ánh chuyện HS bán trú Trường THCS Lam Sơn (Q.6) phải nằm chen chúc ngủ trưa trên những chiếc “chuồng gà công nghiệp”, phần lớn HS không thể nuốt nổi suất cơm trưa dù giá bữa ăn không rẻ.

Không ít trường còn tiêu xài vô tội vạ các khoản tiền đóng góp từ PH. Nguyên do của tình trạng này là vì PH thường không quan tâm đến những khoản chi do mình đóng góp, không quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ ở trường của con em.

Không ít các “công trình” của ban đại diện cha mẹ HS đề ra chỉ để… tiêu tiền chứ không có lợi ích thiết thực. Cơ quan quản lý là Phòng giáo dục và Sở GD-ĐT thì thường thoái thác trách nhiệm: chuyện tổ chức bán trú là của các trường và do thỏa thuận giữa trường và PH.

Do không được “thăm nom”, nhắc nhở từ các cơ quan quản lý, không được PH giám sát chặt chẽ, nên đã có biết bao ung nhọt nảy sinh liên quan đến bữa ăn, giấc ngủ của HS.

Để chấn chỉnh những việc vừa nêu, cha mẹ HS các trường nhất thiết phải chọn lựa ra những người thực sự xứng đáng làm đại diện cho mình, hoạt động sâu sát vì quyền lợi của HS. Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những thiếu sót để điều chỉnh kịp thời, tránh để bữa ăn và giấc ngủ của các cháu bị bỏ mặc.
 

Theo Trần Triều/PNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP. HCM: Học sinh "xếp cá mòi" ngủ trưa ngay lối đi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI