»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:31:19 PM (GMT+7)

Tiếng trẻ ê a học giữa rừng Cát Tiên

(14:14:40 PM 05/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Tiếng trẻ ê a những bài học vang lên như thanh âm bình dị của một lớp học ở bất kỳ nơi đâu. Chỉ khác một điều, lớp học nằm lọt thỏm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Tiên.

 Tiếng[-]trẻ[-]ê[-]a[-]học[-]giữa[-]rừng[-]Cát[-]Tiên

Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng hằng tuần thầy Phan Văn Đằng vẫn vượt 24km đường rừng để đến lớp dạy chữ cho các em

 

"Em muốn học thật giỏi để sau này làm cô giáo. Có như thế các thầy cô dưới kia không còn phải vất vả lên đây dạy học cho chúng em nữa."

                                                                                                    Điểu Thị Lan (học sinh lớp 5, điểm trường thôn 4)

 

Trên địa bàn thôn 3, thôn 4 (xã Phước Cát II, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng), cộng đồng người S'Tiêng và Châu Mạ nơi đây đã sinh sống qua nhiều thế hệ giữa rừng quốc gia này. Nếu đi từ trung tâm huyện Cát Tiên phải vượt qua quãng đường dài 40 - 50km mới đến được hai điểm trường thôn 3, thôn 4 (thuộc Trường TH xã Phước Cát II).


Còn nếu tính từ trung tâm xã thì mất 13,5km mới đến thôn 3 và 24km mới đến được thôn 4. Tất cả đều phải băng đường rừng.


Băng rừng dạy chữ


Thầy Phan Văn Đằng, người đã có thâm niên dạy học ở điểm trường thôn 4, hằng tuần đều phải vượt chặng đường dài đi từ nhà đến lớp. Để có thể đến lớp vào mỗi sáng thứ hai, từ chiều chủ nhật thầy đã phải chuẩn bị mọi thứ chất lên chiếc xe máy, từ quần áo, sách vở cho đến lương thực đủ dùng trong một tuần.


Thầy bảo: “Mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa phải dắt bộ suốt, nhiều khi phải ở lại lớp mấy tuần liền. Để vượt qua con dốc “cổng trời”, các thầy phải dùng xích quấn vào bánh xe, vậy mà lắm hôm cũng té lên té xuống.


Con dốc "cổng trời" mà thầy Đằng nói đến cao dựng đứng, mỗi khi lên hay xuống dốc thầy Đằng cứ luôn miệng dặn chúng tôi phải cài số 1 đi mới an toàn. Vượt qua con dốc này, băng rừng thêm mười mấy cây số nữa mới đến lớp học.


“Nhiều bữa xe thủng lốp phải dắt bộ mất mấy giờ mới đến được chỗ dạy. Cả người ê ẩm nằm mấy ngày vẫn chưa lại sức” - thầy Đằng chia sẻ.


Không khó đi như đường lên thôn 4, nhưng các cô giáo ở điểm trường thôn 3 cũng phải vượt qua một chặng đường dài lổn nhổn đá cuội. Vì đường dễ đi hơn nên các cô được ưu tiên dạy tại đây.


Đến trung tâm thôn 3, chỉ có hơn 30 nóc nhà với khoảng 150 nhân khẩu sống quây quần bên nhau. Cạnh những mái nhà đơn sơ của người dân trong thôn là dãy lớp học khang trang nằm ngay cạnh phân trạm y tế cũng mới được xây dựng.


Tất cả trẻ trong thôn đều được đến lớp. Điểm trường thôn 3 có bốn phòng học nhưng có đến sáu lớp học từ mầm non đến lớp 5. Do vậy lớp 2 phải học ghép với lớp 3, còn lớp 4 ghép với lớp 5.


Cô Lục Thị Tuyết, giáo viên lớp ghép 2-3, chia sẻ:


“Đây là năm đầu tiên điểm trường này có phòng học mới, trước đây phải học nhờ nhà dân. Hiện tại tổng số học sinh trong thôn là 29 cháu. Lớp 1 có nhiều học sinh nhất là tám cháu, còn lớp 4 ít nhất chỉ có hai cháu.


Học sinh ít nhưng các cô vẫn lên đây bám trường bám lớp để dạy chữ cho các cháu. Đường xa đi lại khó khăn nên cả tuần mấy cô mới về dưới xã một lần để thăm gia đình và mua nhu yếu phẩm.


Giờ đã có nhà công vụ cho bốn cô giáo ở và sinh hoạt nên không phải ở nhờ nhà dân, các cô cũng yên tâm công tác hơn”.


"Bà con ở đây đã bao đời rồi, từ đời ông, đời cha của chúng tôi. Vì vậy nếu nói chúng tôi dời đi nơi khác là không thể được. Cũng may có các thầy lên đây dạy học cho bọn trẻ, không thì chúng nó cũng chỉ biết tiếp tục quanh quẩn với cánh rừng này".

                                                                                                                            Già làng Điểu K’Khen


Tiếng[-]trẻ[-]ê[-]a[-]học[-]giữa[-]rừng[-]Cát[-]Tiên

Sau giờ học, trò chơi của các em nhỏ chỉ là đánh đáo, bắn bi - Ảnh: G.Bảo

 

Giữ rừng và giữ chữ


Năm ngoái, thấy thầy trò thiếu lớp học nên người dân trong thôn 3 đã hiến đất để xây trường. Người hiến đất chính là ông Điểu K’Trang. Ông đã hiến 3 sào đất để xây nhà sinh hoạt cộng đồng (nay dùng làm lớp mầm non), ba phòng học và nhà ở cho giáo viên.


Ông Điểu K’Trang tâm sự: “Bản thân tôi, con cái tôi đã không được học chữ nên khi có các thầy cô lên dạy mình quý lắm, phải góp chút công sức để làm trường học. Trước đây thấy mấy cô không có nơi ở để dạy học, thấy mấy cháu nhỏ phải học trong những căn nhà tạm bợ thì thương lắm”.


Theo lời chủ tịch xã Phước Cát II Đoàn Ngọc Nam, người S'Tiêng và Châu Mạ ở thôn 3, thôn 4 sinh sống giữa vườn quốc gia từ rất lâu đời.


Đến năm 1993, Nhà nước có chủ trương để người dân định cư và lập thôn xóm nơi đây. Từ đó công tác lập hồ sơ để cắm mốc, tách sổ cho người dân cũng được tiến hành.


Đến năm 2013 đã có gần 200ha rừng được tách khỏi vườn quốc gia và cấp sổ đỏ cho 56 hộ dân của hai thôn. Công tác rà soát cấp sổ cho những hộ còn lại vẫn đang được tiếp tục.


Hiện cộng đồng dân cư thôn 3 gồm 32 hộ nhận quản lý, bảo vệ diện tích hơn 1.500ha rừng quốc gia, còn cộng đồng thôn 4 có 29 hộ nhận hơn 1.400ha.


Già làng Điểu K’Mốt (thôn 3) cho biết: “Giữ rừng cũng là một cách để chúng tôi sống với rừng tốt hơn. Giữ rừng còn giúp bà con có tiền (từ dịch vụ chi trả môi trường rừng - PV) để lo cho cuộc sống, để cho con cháu được đến trường, không phải phát nương làm rẫy như cha ông chúng nữa”.


Khó khăn nhất của người dân thôn 3, 4 cũng như của các thầy cô giáo là đường đi về trung tâm xã quá khó khăn và điện thắp sáng cũng chưa có.


Tại điểm trường thôn 4, trong căn phòng tập thể của các thầy, mọi vật dụng đều rất đơn sơ. Không có điện, các thầy không có radio để nghe, không có tivi để xem. Ánh đèn dầu là nguồn sáng duy nhất để các thầy soạn bài vở hằng đêm.


Thầy Đằng tâm sự: “Mình khó một chút cũng không sao, muốn xem tivi thì sang chỗ chốt của mấy anh kiểm lâm gần đấy xem ké. Nhưng thương nhất là bà con, ngay cả lớp học xóa mù chữ ban đêm bà con vẫn phải học dưới ánh đèn măngxông tù mù. Chỉ cần hai tấm pin năng lượng mặt trời là lớp học xóa mù chữ có thể được thắp sáng rồi!”.

 

GIA BẢO/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiếng trẻ ê a học giữa rừng Cát Tiên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI