Sống xanh » Trường học xanh
Ông bụt của trẻ nghèo
(09:58:24 AM 08/07/2013)Hơn 80 gương mặt trẻ thơ chăm chú nhặt từng con chữ nơi lớp học tình thương của ông Đoàn Minh Hùng (SN 1962). Thấy khách đến, chừng 20 em nhỏ từ 4 đến 9 tuổi đồng loạt chắp tay chào rồi nhanh chóng quay lại với bài giảng của cô giáo “nhí” Trần Nguyễn Ngọc Tiền (SN 2002, học sinh lớp 5/5 Trường Tiểu học Lê Văn Tám, cháu ông Hùng).
Miệt mài gieo chữ
Theo học từ những ngày đầu mở lớp, giờ đây, Ngọc Tiền trở thành người hướng dẫn cho các em nhỏ hơn mỗi khi các thầy, cô lớn tuổi vắng mặt. Em hồn nhiên cho biết: “Tối nào, con cũng đến đây giảng bài. Các em đều nghèo nên con thương lắm!”.
Nắn nót từng con chữ, bé Mỹ Linh (4 tuổi) bẽn lẽn: “Con học ở đây được mấy tháng rồi. Hồi trước, bà nội dẫn con đến đây ăn, con thấy có nhiều bạn, vui quá nên năn nỉ bà nội cho con đi học ở đây. Học ở đây vui ơi là vui. Học xong tụi con còn được cho ăn một chén cơm bự, món gì cũng có mà không phải trả tiền”. Rồi em khoe: “Ba con là thợ hồ, mẹ đi làm ở tòa nhà cao lắm nhưng con không biết làm gì. Con ở với bà nội, đến cuối tuần mới được về thăm ba mẹ…”.
Gian bên cạnh, hai lớp học khác (từ lớp 3 đến lớp 12) cũng đang rộn rã dưới sự giảng dạy của ông Hùng cùng hai con, em Đoàn Nguyễn Bách Tùng (SN 1990, SV Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Hùng Vương) và em Đoàn Nguyễn Thiên Ân (SN 2001). Ba lớp học với sĩ số dao động từ 80 đến 100 em. Cuộc sống khó khăn nên các em theo cha mẹ rày đây mai đó. Đa số các em “khát” chữ và may mắn gặp được một tấm lòng. Ngoài lớp học mỗi tối, thứ bảy hằng tuần, các em còn được học tiếng Anh và tiếng Hoa. Em Nguyễn Thị Hoàng Vy (SN 2000) cho biết: “Nhà nghèo nên con phải đi làm ở công ty sản xuất thắng xe đạp. Con không biết chữ nên mặc cảm với bạn bè. Bây giờ, con biết đọc, biết viết rồi nên vui lắm!”.
Cưu mang trẻ cơ nhỡ
Ngoài lớp học tình thương, gia đình ông Hùng còn chăm sóc một cụ già hơn 80 tuổi và 8 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi đứa trẻ đến với gia đình ông đều từ những cơ duyên khác nhau.Vợ chồng ly hôn, mẹ anh em bé Nam (gần 3 tuổi), bé Việt (5 tuổi) đi bán vé số nên gửi con nhờ một người bạn chăm sóc. Được một tuần, người mẹ bỏ đi biền biệt. Người bạn bán vé số lại đang có con nhỏ nên cuộc sống vô cùng chật vật. Cùng đường, chị đem hai đứa trẻ cùng con mình, bé Ngân (9 tuổi), nhờ gia đình ông Hùng cưu mang rồi trở về quê sinh sống.
Mỗi đứa trẻ ở đây là một câu chuyện buồn của đời sống nghèo khổ. Trò chuyện với chúng tôi, Tùng đau đáu: “Hoàn cảnh các em đáng thương lắm, nhất là bé Phú (11 tuổi). Em vừa sinh ra thì cha bỏ đi. Mẹ nghe người ta dụ dỗ nên sang Trung Quốc làm thuê. Cách đây không lâu, mẹ em gọi điện về khóc nức nở: “Cô chú ơi, chắc con về không được. Chủ giữ con ở lại đây luôn rồi, không cho về. Cô chú nuôi giùm con của con. Con đội ơn cô chú…””. Trong những đứa trẻ gia đình ông Hùng nhận nuôi, có em không thể vận động, nằm liệt giường do gân yếu, được vợ ông chăm lo toàn bộ từ vệ sinh đến ăn uống.
“Hạnh phúc như ngọc ở trong đá”
Hỏi về cơ duyên của lớp học, ông Hùng cho biết cách đây 3 năm, gia đình ông ở trong một xóm trọ cách đây không xa. Đa số người dân là lao động nghèo nhập cư nên những đứa trẻ không được đi học, lang thang khắp nơi. “Nhìn các em, đứa đi bán vé số, đứa lượm bọc ni - lông, nhiều em lại ở nhà đi rong, chửi thề, ăn cắp, đánh nhau…, tôi thấy đau lòng lắm. Cuộc đời tôi vốn không nhiều may mắn nhưng các em còn bất hạnh hơn tôi. Cũng phận nghèo, tôi thương các em như thương con mình. Trăn trở nhiều đêm, tôi bàn với vợ và các con về ý tưởng mở lớp học để các em biết ít chữ. Vợ con tôi đều đồng lòng ủng hộ…” - ông chia sẻ.
Thời gian đầu, lớp học chỉ có 2-3 em. Tiếng lành đồn xa, cha mẹ các em tìm đến càng lúc càng đông khiến phòng trọ nhỏ chật cứng, không đủ chỗ ngồi. Vậy là, không đắn đo, ông về bán đất cùng căn nhà nhỏ ở Bà Rịa - Vũng Tàu được 240 triệu đồng. Một phần tiền, ông thuê hai gian mặt bằng phía ngoài rộng rãi hơn để làm nơi dạy học. Phần còn lại ông mở quán cơm chay bán với giá 8.000 đồng/suất để có thêm thu nhập, duy trì lớp học. Để quãng đường gieo chữ cho các em không bị đứt đoạn, tờ mờ sáng, vợ ông- bà Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1962)- đi lấy rau quả về bán ở chợ. Còn ông, ban ngày sửa cân dạo quanh các chợ. Tối đến, sau khi lớp học tan, ông lại tất tả đẩy xe đi bán đĩa. Người con trai đầu của ông cũng góp thêm cho lớp học bằng những đồng tiền ít ỏi từ công việc gia sư của mình.
Giữa tiếng đọc bài ê a, gương mặt người đàn ông phúc hậu tràn đầy niềm vui: “Trong truyện Ngọc trong đá của nhà văn Nguyễn Đông Thức, tôi đặc biệt thích đoạn: “Hạnh phúc như ngọc ở trong đá, không đến với ai chỉ hời hợt đi qua. Hạnh phúc như mật trong hoa, không có với ai không cần cù tìm lấy”. Với tôi, được góp một sức nhỏ đem cái chữ đến với các em đã là hạnh phúc vô biên…”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.