Sống xanh » Trường học xanh
Giúp học sinh được thực tế mô hình giáo dục thực hành từ Nhật Bản
(11:13:38 AM 09/11/2015)Đoàn các em học sinh tham quan nhà máy Suntory PepsiCo Việt Nam tại Bắc Ninh
Được khởi động từ tháng 3/2015, dự án giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước “Mizuiku – Em yêu nước sạch” là một dự án khởi nguồn từ đất nước mặt trời mọc vốn rất nổi tiếng với phương pháp giáo dục đề cao tính chủ động, tích cực của học sinh. Dự án được Tập đoàn Suntory tài trợ kinh phí và do Suntory PepsiCo Việt Nam phối hợp với Live and Learn, phòng giáo dục, chính quyền địa phương và các trường tiểu học tại hai huyện Mỹ Đức và Thanh Oai (Hà Nội) triển khai.
Dự án Mizuiku đã mang mô hình giáo dục “học đi đôi với hành” với tính tương tác cao đến với khoảng 1.600 em học sinh tiểu học tại 6 trường tham gia thí điểm dự án thuộc hai huyện Thanh Oai và Mỹ Đức (Hà Nội). Nằm trong nhóm các hoạt động ngoại khóa được dự án Mizuiku tổ chức, từ tháng 10 đến đầu tháng 11/2015, 600 em học sinh tiểu học của 6 trường tiểu học tham gia dự án đã được tổ chức tham quan nhà máy Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) tại Bắc Ninh để quan sát thực tế các hoạt động tiết kiệm nước và hệ thống xử lý nước thải tại các dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Trong chuyến tham quan nhà máy, các em được tìm hiểu về quy trình sản xuất các sản phẩm nước giải khát rất quen thuộc với các em như Pepsi, 7UP, Mirinda, Ô Long Tea , C.C. Lemon…, tìm hiểu về tầm quan trọng của nước trong quá trình sản xuất, quan sát thực tế các hệ thống xử lý nước thải, sự thay đổi trong chất lượng nước thải sau khi đã qua xử lý, và hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường. Các em cũng được tự mình thực hiện thí nghiệm để kiểm tra màu, tính axit và tính kiềm… của nước thải.
Các em học sinh được tiếp cận với mô hình giáo dục thực hành có tính tương tác cao...
Theo ông Lâm Bình Vũ, Giám đốc Sản xuất SPVB miền Bắc, SPVB thường xuyên tổ chức các cho các em sinh viên tham quan nhà máy để giúp các em có kinh nghiệm thực hành, thu hẹp khoảng cách từ lý thuyết đến thực tế. Bên cạnh những mục tiêu này, hoạt động tham quan nhà máy trong khuôn khổ dự án Mizuiku còn là nỗ lực của SPVB trong việc nâng cao nhận thức của các em học sinh tiểu học về việc bảo vệ nguồn nước vì lợi ích của chính các em và thế hệ mai sau.
Với các hoạt động thiết thực, chuyến tham quan đã gây ấn tượng mạnh với các em học sinh. Các em học sinh đã không giấu được sự háo hức khi những gì các em chứng kiến đều đến từ thực tế thay vì qua tranh, ảnh hoặc bằng tưởng tượng.
Cùng tham gia chuyến tham quan nhà máy với các em, cô Đặng Thị Ngàn, giáo viên trường Tiểu học Hợp Tiến B, huyện Mỹ Đức rất “tâm đắc” với hoạt động ngoại khóa này vì theo cô: “Hình thức giáo dục thực hành này giúp các em học sinh trở nên tích cực hơn, tạo cơ hội cho các em được quan sát thực tế và có thể áp dụng kiến thức đã học tại trường vào thực tế nên các em nhớ bài lâu hơn và hiểu sâu hơn”.
...giúp các em dần thay đổi nhận thức theo chiều hướng tích cực
Trước đó, dự án Mizuiku đã hoàn thành hai học phần đầu tiên gồm: Giúp các em học sinh tìm hiểu về vai trò của nước trên hành tinh, tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và vệ sinh nước trong cuộc sống hàng ngày và đào tạo giáo viên địa phương cũng như chuyển giao tài liệu nhằm đảm bảo tính bền vững của dự án.
Trong giai đoạn hè 2015, dự án “Mizuiku – Em yêu nước sạch” cũng hoàn thành việc cải tạo cơ sở vật chất, nhà vệ sinh tại 6 điểm trường tham gia dự án thí điểm bao gồm triển khai thiết kế mô hình nhà vệ sinh thân thiện ở tất cả 6 điểm trường; xây mới hoàn toàn 2 dãy nhà vệ sinh hiện đại tại Trường Tiểu học Đỗ Động và Thanh Mai; hoàn tất việc lắp đặt và đưa vào sử dụng 4 bộ thiết bị dây chuyền lọc nước tinh khiết công suất 150 lít/giờ, mang nước sạch đến với các điểm trường Thanh Thùy, Xuy Xá, Hợp Tiến, Lê Thanh B, là những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
Có thể nói, nhờ những dự án phi lợi nhuận như dự án giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước Mizuiku, ngày càng nhiều các em học sinh ở vùng nông thôn được tiếp cận với mô hình giáo dục thực hành có tính tương tác cao, giúp các em dần thay đổi nhận thức theo chiều hướng tích cực.
Đã có khoảng 1.600 em học sinh tiểu học tại 6 trường tham gia thí điểm dự án thuộc hai huyện Thanh Oai và Mỹ Đức (Hà Nội).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.