Sống xanh » Trường học xanh
Chạm tay vào ước mơ
(09:46:53 AM 17/07/2013)
Trưa nắng hè gay gắt, văng vẳng tiếng đàn bầu từ căn phòng ở tầng 2 Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu: “Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi/Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời…”. Nghe tiếng người, cô gái khiếm thị Võ Thị Oanh Kiều ngừng tay đàn và mở lời chào sau lời giới thiệu của thầy Lưu Học, người đang hướng dẫn Kiều để cô chuẩn bị thi vào Học viện âm nhạc Huế.
Thầy Học dạy đàn cho một học sinh khuyết tật. Ảnh: PHƯƠNG TRÀ
Cha mẹ nghèo, suốt ngày đầu tắt mặt tối với ruộng đồng, những tưởng cuộc đời của Kiều cũng quẩn quanh trong bốn bức tường ở quê nhà với đôi mắt bẩm sinh không nhìn thấy. Lên 7 tuổi, Kiều được bố mẹ gửi học ở Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu. Còn nhớ lúc mới vào trường, cô bé khóc suốt vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Dần dần, Kiều thích nghi và làm quen với thầy, với bạn. “Ở đây, em được các thầy, cô dạy dỗ, chăm sóc như con. Em học đàn với thầy Học được 8 năm và rất mê tiếng đàn của thầy. Em chỉ ước sao thi đậu vào Nhạc viện Huế để có thể mang tiếng đàn, tiếng hát của mình đến với mọi người”, Kiều thổ lộ.
Thầy Học cho biết, khả năng thẩm âm và năng khiếu âm nhạc của Kiều hơn hẳn các bạn khác. Hằng tuần, cứ 2 buổi, thầy Học lại chạy xe gần chục cây số đến trường để luyện đàn cho Kiều. Buổi đầu, cũng như các bạn, Kiều không tự tin sẽ học được và 3 tháng đầu là quãng thời gian khó khăn nhất. Thầy và trò phải đánh vật với từng nốt nhạc. Do đàn bầu là “Độc huyền cầm” nên nếu đánh không đúng sẽ không thành tiếng đàn. Bây giờ thì Kiều đã tự tin hơn nhiều.
Không chỉ học năng khiếu, các em còn được học văn hóa đến lớp 6 mới chuyển sang trường học mới để hòa nhập cùng các bạn bình thường. Cô Bùi Thị Diệp Anh - một trong những giáo viên gắn bó với trường từ lâu, từng dạy cho học sinh bình thường ở một trường trong thành phố - cảm thương những đứa trẻ có mảnh đời không may nên đã quyết định chuyển về dạy ở Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu. Hơn 12 năm làm công tác hòa nhập, can thiệp, hỗ trợ giáo dục trẻ em khuyết tật, cô tự mày mò học chữ Braille, rồi trực tiếp dịch bài, hướng dẫn, sửa bài cho học sinh. “Ngoài chuyên môn, mình phải học thêm những kỹ năng sư phạm đặc thù để tiếp cận với những đối tượng học sinh khác nhau do tâm lý mỗi cấp lớp cũng như mỗi dạng tật mỗi khác…”, cô Anh tâm sự.
Niềm vui của người thầy
Trường PTCB Nguyễn Đình Chiểu hiện có 19 phòng học dành cho 170 học sinh từ mầm non đến cấp III, trong đó có 6 phòng dành cho học sinh nội trú
Trong những buổi học, các thầy vừa dạy chữ, vừa để ý tình trạng sức khỏe của từng em. Theo thầy Học, nếu không có sự kiên trì, cái “tâm” với học trò chắc khó “trụ” được với nghề. Không ít giáo viên trẻ về trường không bao lâu thì ra đi vì không chịu nổi áp lực. Còn cô Anh cho biết: “Phải luôn tâm niệm mình như mẹ của các em, có thế các em mới gần gũi, yêu thương mình. Nếu không kiên trì sẽ không dạy được. Từ các em, mình cũng học được rất nhiều”.
Thầy Học nhớ mãi những ngày 20-11 khi những lần trời mưa tầm tã, các em vẫn nhờ người đưa đến thăm thầy. Thầy cũng tự hào khi nhắc đến đứa học trò Hà Chương - nay đã là nhạc sĩ nổi tiếng đã được thầy dạy đàn trong 10 năm. Và thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Tý từng là học trò của trường và giờ lại trở về để giúp những em bé như mình hiện thực hóa những mơ ước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.