Sống xanh » Trường học xanh
Cà Mau: Sân trường có bản đồ Tổ quốc
(12:21:22 PM 26/12/2014)
Học sinh Trường THCS Hàng Vịnh sinh hoạt ngoại khóa bên bản đồ tại sân trường - Ảnh: Tấn Thái
Vào cuối tuần, các học sinh khối 9 Trường THCS Hàng Vịnh (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, một trong những ngôi trường vùng sâu nằm ở cực nam của Tổ quốc, được đến với các buổi sinh hoạt ngoại khóa với đầy ắp hình ảnh về Tổ quốc.
Hoàng Sa, Trường Sa tại sân trường
Hình thức sinh hoạt ngoại khóa tương tự một cuộc thi: các em học sinh chia ra thành bốn đội (Côn Ðảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Hòn Khoai), mỗi đội lần lượt bốc thăm các câu hỏi, trả lời và tính điểm... Mở đầu buổi sinh hoạt, cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt đặt ra câu hỏi: có em nào biết quần đảo Hoàng Sa có bao nhiêu đảo không? Các em còn rụt rè, cô Nguyệt gợi mở: “Nào, các em muốn biết thì đi vào phần thi sẽ rõ”.
Khi bốc thăm câu hỏi, các học sinh xuất phát từ mũi Cà Mau đi quanh theo bản đồ ở phần đất liền đến cột cờ Lũng Cú, sau đó dọc theo bờ biển qua Hoàng Sa, Trường Sa và trở về nơi đã xuất phát (mũi Cà Mau), sau đó tiến hành trả lời câu hỏi. Vì là buổi sinh hoạt theo chủ đề biển đảo nên các câu hỏi cũng tập trung nhiều về biển đảo.
Một trong những lý do buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề biển đảo không phải đi đâu xa là vì tại sân Trường THCS Hàng Vịnh có điểm đặt bản đồ VN. Nền bản đồ được trồng bằng hoa, trên tấm bản đồ có nhiều mô hình mô phỏng những địa danh nổi tiếng của mỗi vùng miền như: cột cờ Lũng Cú ở địa đầu của Tổ quốc, lăng Bác (trái tim của thủ đô Hà Nội), chợ Bến Thành (một trong những địa điểm nổi bật của TP.HCM)...
Trên bản đồ tại sân Trường THCS Hàng Vịnh còn có những biểu tượng đặc trưng của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vì là ngôi trường ở vùng đất cực nam Tổ quốc nên không thể thiếu biểu tượng con thuyền và tọa độ nơi mũi Cà Mau.
Chia sẻ về buổi giao lưu, em Trần Thanh Ngân (lớp 9C) nói: “Buổi sinh hoạt vui vì không khí rất cởi mở, khác hẳn không khí trong phòng học. Buổi sinh hoạt nhiều ý nghĩa vì đã giúp em hiểu thêm về chủ quyền biển đảo quê hương, bổ sung cho em nhiều kiến thức quan trọng”.
Còn em Hỏa Thị Phương Linh (lớp 9B) chia sẻ: “Chủ quyền trên biển cũng như hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã được ông cha ta khẳng định cách đây hàng trăm năm. Buổi sinh hoạt đã giúp em thêm nhiều kiến thức về quê hương, biển đảo, về Trường Sa, Hoàng Sa”.
Giáo dục tình yêu biển đảo...
Thầy Trần Ðức Hương, phó hiệu trưởng Trường THCS Hàng Vịnh, cho biết ngoài việc làm cho trường lớp đẹp hơn, sạch hơn, chất lượng tốt hơn, các thầy cô giáo cũng tự đặt câu hỏi nếu sân trường đã đẹp, sạch hơn sao không biến nó trở nên thân thiện hơn, vì vậy các thầy cô đã góp ý làm bản đồ VN ngay tại sân trường.
Trong bản đồ này thể hiện những đặc trưng cơ bản mỗi vùng miền Bắc - Trung - Nam và đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc.
Khi ý tưởng làm tấm bản đồ được định hình, thầy cô giáo trong trường đã bỏ ra một phần lương đóng góp để mua các vật liệu về xây dựng. Hai người được giao làm “kiến trúc sư” chính trong việc xây dựng bản đồ là thầy Trần Ðình Hoài (giáo viên dạy môn địa lý) và cô Nguyễn Thị Hằng (giáo viên dạy mỹ thuật) .
Theo thầy Hương, để có một sân trường thân thiện như hôm nay có sự đóng góp của các em học sinh, phụ huynh và tập thể thầy cô giáo của trường.
“Nhiều thầy cô giáo bỏ công sức hàng tháng trời lặn lội đi khắp nơi xin cây xanh tại các vườn nhà, ao tôm của dân đem về trồng tại sân trường. Các thầy cô cũng hì hục xắn tay cùng nhau đào ao nuôi cá, xây bồn hoa. Các em học sinh của trường thì sưu tầm những câu ca dao, châm ngôn và trang trí thư viện xanh. Giá trị lao động thầy trò của trường bỏ ra trị giá hàng trăm triệu đồng, nhưng trên hết đã làm cho sân trường sạch, đẹp hơn” - thầy Hương chia sẻ.
Các thầy cô giáo Trường THCS Hàng Vịnh cho biết sau giờ tan học vào buổi chiều cổng trường không bao giờ khép lại. Nhiều người dân, trẻ em sống lân cận trường hay vào sân trường hóng mát, vui chơi giải trí. Các em rất thích thú với những mô hình thể hiện trên bản đồ, như hằng ngày được tiếp xúc với Hoàng Sa, Trường Sa...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.