Sống xanh » Trường học xanh
Bản đồ học – ngành bị lãng quên?
(17:38:01 PM 28/11/2012)Bài 1: Giảm học phí vẫn kén người học
Cơ hội làm việc nhanh và nhiều, 100% sinh viên ra trường có việc làm nhưng hàng năm tỷ lệ sinh viên tuyển vào chỉ được 2/3, trong đó chủ yếu là diện nguyện vọng 2 nhập học với chủ tâm chờ năm sau thi lại. Đó là bức tranh đầy mâu thuẫn của ngành bản đồ học hiện nay.
Ngành học “thu nhỏ thế giới”'
Sinh viên thực hành kỹ năng sau một tiết học về bản đồ. Ảnh: Thanh Tuyền |
Đến đại học Mỏ – địa chất thời điểm đầu năm học, không khỏi ngạc nhiên khi khắp sân trường chỗ nào cũng thấy sinh viên đo đạc, vẽ bản đồ bằng thiết bị quan trắc.
Trần Bảo Nam, sinh viên bộ môn bản đồ (khoa Trắc địa), cho biết thời gian học lý thuyết chỉ 1/3, còn lại là thực hành ở sân trường và… ngoài đường. “Từ một cái cây, chúng em đo kích thước, toạ độ rồi sử dụng các phần mềm tái hiện nó trên bản đồ. Người dùng kích vào cái cây (bản đồ động) sẽ biết được toạ độ, hình dáng, màu sắc và đặc tính của loài cây đó”, Nam kể về sự thú vị của bài học. Còn Phạm Xuân Cảnh, K51, bộ môn bản đồ viễn thám (khoa Địa lý – đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội), chia sẻ: “Em ban đầu vào khoa vì trượt nguyện vọng 1, định học tạm nguyện vọng 2 để năm sau thi lại. Tuy nhiên, qua một năm học thì mọi suy nghĩ hoàn toàn thay đổi”. Hiện Cảnh đang học thạc sĩ tại khoa và tham gia công việc tại đây cũng như các dự án hợp tác với tổ chức nước ngoài.
Theo TS Đinh Thị Bảo Hoa, chủ nhiệm bộ môn bản đồ viễn thám (khoa Địa lý – đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội), mặc dù nằm trong khoa Địa lý nhưng bộ môn lại tuyển 100% học sinh khối A, bởi ưu tiên về tư duy và độ nhạy bén vốn rất cần cho ngành học này. Sinh viên ngành này cũng phải thành thạo tin học.
Bản đồ học là một ngành khoa học kỹ thuật thuộc khối các khoa học địa cầu, nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng các loại bản đồ làm cơ sở khoa học về mô hình không gian để nhận thức trong địa lý, địa chất, khoa học về hành tinh và trong nhiều ngành khoa học khác về trái đất và xã hội. Ở Việt Nam, đến năm 1980, bộ môn này mới được thành lập ở khoa Địa lý – đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Trước đó, nhóm cán bộ giảng dạy về bản đồ và trắc địa được xếp chung trong một bộ môn ghép gọi là địa mạo – bản đồ. Còn bộ môn bản đồ – viễn thám – GIS thuộc khoa Địa lý – đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM mới thành lập năm 2004. Bộ môn bản đồ – viễn thám và GIS thuộc khoa Địa lý – địa chất của đại học Khoa học (đại học Huế) thì mãi năm 2010 mới ra đời… Những trường như đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, đại học Bách khoa TP.HCM, đại học Tài nguyên và môi trường TP.HCM… cũng đào tạo ngành này. Tuỳ hình thức tuyển sinh và mục tiêu đào tạo mà tại mỗi trường ngành học này có tên gọi riêng, nhưng đa số chỉ dừng lại ở bộ môn, rất ít trường có khoa riêng.
Giảm học phí vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu
Dù chuyên ngành bản đồ đã được bộ Giáo dục và đào tạo miễn giảm 100% học phí nhưng vẫn ít lôi cuốn người học. TS Bảo Hoa cho biết: “Hầu hết các năm đều phải lấy thêm nguyện vọng 2, tâm lý các em đều chỉ định học một năm rồi sang năm sau thi trường khác. Nhưng khi đã vào học rồi thì hầu như không có em nào thi lại trường khác. Vì các em dần hiểu ra học địa lý thú vị, khác xa với hình dung hồi học phổ thông”.
Không có thói quen dùng bản đồ, không được tạo điều kiện để tiếp cận những loại bản đồ có công dụng gần gũi như chỉ ra địa điểm cây xăng, trường học, ATM... lại thiếu cả thông tin về ngành học này nên người ta không nhận ra công dụng của bản đồ và bản thân học sinh cũng rất mơ hồ về ngành bản đồ học. |
Đề cập về việc này, TS Lê Minh Vĩnh, trưởng bộ môn bản đồ – viễn thám – GIS, khoa Địa lý – đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết mỗi năm chỉ có 15 – 20 sinh viên theo học. Trở ngại từ các môn toán – tin là lý do sinh viên ngại đăng ký bộ môn này, so với địa lý du lịch hay địa lý môi trường. Tuy nhiên, để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân khiến ngành này thất thế, lại phải mở rộng đến thói quen sử dụng, điều kiện tiếp cận và công dụng của bản đồ. Không có thói quen dùng bản đồ, không được tạo điều kiện để tiếp cận những loại bản đồ có công dụng gần gũi như chỉ ra địa điểm cây xăng, trường học, ATM... lại thiếu cả thông tin về ngành học này nên người ta không nhận ra công dụng của bản đồ, và bản thân học sinh cũng rất mơ hồ về ngành bản đồ học. Chỉ khi trải qua một quá trình học, họ mới yêu thích và thiện cảm với nó.
Học hẹp, làm rộng
TS Bảo Hoa chia sẻ, bộ môn bản đồ với 15 sinh viên tốt nghiệp/khoá – hiện là bộ môn sinh viên đắt hàng nhất sau khi ra trường trong toàn khoa. Sau hai năm đại cương, với chuyên ngành bản đồ viễn thám, sinh viên được học phương pháp, tài liệu lập bản đồ. Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ biết cách phân tích, tìm kiếm bản đồ, biết tổ chức, đồng bộ dữ liệu cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ cho từng mục đích cụ thể.
100% sinh viên ra trường có việc làm ngay, đó là tiết lộ của ThS Bùi Ngọc Quý, phó trưởng bộ môn bản đồ, khoa Trắc địa của đại học Mỏ – địa chất. “Với 40 kỹ sư/khoá tốt nghiệp, các kỹ sư bản đồ của trường mỏ sẽ được cung cấp đầy đủ về cơ sở toán học cho bản đồ, biết xác định độ chính xác từng loại bản đồ, các phương pháp trình bày phân tích bản đồ”, ông Quý cho biết. TS Vũ Kim Chi, giảng viên bộ môn bản đồ – viễn thám cho biết thêm: ngoài lĩnh vực theo ngành dọc như làm việc tại cục Đo đạc bản đồ (bộ Tài nguyên và môi trường), cục Bản đồ – cục Tổng tham mưu thì các sở tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải đều rất cần nhân lực bản đồ.
Còn theo Xuân Cảnh, chỉ cần học tiếng Anh tốt với kiến thức ngành bản đồ học, rất nhiều bạn cùng khoá đã đi làm cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức môi trường, biến đổi khí hậu như IUCN, Traffic, UNDP... và thực sự thành đạt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM công bố Nghị quyết bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng và Kế toán trưởng
- Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: Ký kết hợp tác và khánh thành mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng
- Bản lĩnh tuổi hai mươi
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Loạt thử thách thú vị Vinamilk dành cho các tuyển thủ Robot Nhí về chủ đề bảo vệ môi trường
- Nhà vô địch Robotacon WRO 2024 nhận Giải thưởng “Raising the bar” của Vinamilk cho dự án robot vì môi trường
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.