Thứ tư, 30/10/2024, 22:17:32 PM (GMT+7)

Vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam đã tách khỏi tên lửa đi vào quỹ đạo Trái Đất

(09:24:38 AM 18/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Sau 51 phút kể từ khi rời bệ phóng, vệ tinh lớn nhất đã tách khỏi tên lửa Epsilon ở độ cao 514km để đi vào quỹ đạo. Sau đó, các vệ tinh nhỏ hơn (trong đó có vệ tinh Micro Dragon) đều lần lượt tách khỏi tên lửa.

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cũng xác nhận các vệ tinh đều đã tách khỏi tên lửa Epsilon. Theo JAXA, kinh phí cho vụ phóng lần này là vào khoảng 5,5 tỷ yên (50,5 triệu USD) do JAXA đảm nhận, nhằm thúc đẩy khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực phát triển vũ trụ. Đây cũng là lần đầu tiên JAXA sử dụng tên lửa Epsilon, có tổng chiều dài là 26m, để đưa đồng thời nhiều vệ tinh vào quỹ đạo trong cùng một lần phóng.

 

Vệ[-]tinh[-]Micro[-]Dragon[-]của[-]Việt[-]Nam[-]đã[-]tách[-]khỏi[-]tên[-]lửa[-]đi[-]vào[-]quỹ[-]đạo[-]Trái[-]Đất[-]

Ảnh minh hoạ: IE

 

Trước đó, vào lúc 7h50' 20 giây theo giờ Việt Nam, từ Trung tâm vũ trụ Uchinoura (cách Tokyo hơn 1.000 km), JAXA đã phóng tên lửa Epsilon đưa 7 vệ tinh, trong đó có vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam và 6 vệ tinh của Nhật Bản, lên quỹ đạo.
 
Dự kiến, sau thời gian hoạt động thử nghiệm từ 1-3 tháng trên vũ trụ, vệ tinh Micro Dragon sẽ vận hành ổn định. Vệ tinh Micro Dragon là sản phẩm được Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ “Đào tạo 36 thạc sỹ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm 1 vệ tinh Micro (khối lượng khoảng 50 kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản.”
 
Micro Dragon được phát triển bởi 36 học viên, là cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, theo học tại 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản gồm Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu với sự đào tạo và hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia từ năm 2013 - 2017.
 
Vệ tinh Micro Dragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412 nm đến 1020 nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78 m, kích thước ảnh khoảng 36×48 km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500 km. Ảnh vệ tinh Micro Dragon là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng Micro trên thế giới nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ảnh vệ tinh Micro Dragon có thể dùng để phối hợp dữ liệu với các dữ liệu viễn thám sẵn có để tìm kiếm các ứng dụng mới, tăng cường chất lượng của ứng dụng cũ nhằm xác nhận khả năng ứng dụng của dòng vệ tinh Micro.
 
Nhiệm vụ của vệ tinh Micro Dragon là quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.
 
Theo kế hoạch, sau Micro Dragon, Việt Nam sẽ sản xuất vệ tinh Lotusat-1 và Lotusat-2 với công nghệ radar hiện đại, mỗi vệ tinh nặng 600kg, có thời gian hoạt động 5 năm trong quỹ đạo.
Nguyễn Tuyến -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam đã tách khỏi tên lửa đi vào quỹ đạo Trái Đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI