Tin tức
TP.HCM: Tìm lối ra cho đất “treo” theo kênh, rạch
(10:16:54 AM 15/05/2014)Chiều 14-5, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đã có cuộc họp bàn về giải pháp xử lý sai phạm, lấn chiếm hành lang sông - kênh - rạch.
Di dời gần 1.300 hộ dân
Tại cuộc họp, ông Lý Thanh Long, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, báo cáo: Sau thời điểm TP ban hành Quyết định (QĐ) 150/2004 quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch (QĐ 150) đã có 1.860 trường hợp vi phạm. Các vi phạm chủ yếu là cải tạo, sửa chữa nhà không phù hợp nội dung (thay đổi kết cấu chính từ cột cây, vách mái sang tường gạch, gia cố móng), gia cố bờ kè. Ngoài ra còn có tình trạng người dân xây nhà trái phép trên đất nằm trong hành lang bảo vệ sông - kênh - rạch. Đến nay, Sở Xây dựng đã xử lý được 522 trường hợp vi phạm.
Để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài, theo ông Long, ngoài nguyên nhân quản lý chưa kiên quyết của các địa phương còn có nguyên nhân khách quan. Ngay sau khi ban hành QĐ 150, các cơ quan chức năng không ban hành quy định mép bờ cao để xác định chỉ giới, bờ sông liên tục bồi, lở khiến mép bờ cao thay đổi… Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng, đề xuất trong số các công trình vi phạm chưa xử lý, trường hợp có trước QĐ 150 thì cho tồn tại theo hiện trạng. Nếu nhà ở xuống cấp, có nhu cầu gia cố, sửa chữa thì phạm vi tính từ mép bờ cao vào 20 m được sửa chữa cải tạo theo nguyên trạng, từ 20-50 m cho cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hoặc cấp phép xây dựng tạm với quy mô 1 tầng.
Trước băn khoăn của các địa phương về quy định sửa chữa theo “hiện trạng”, ông Tuấn cũng hướng dẫn có thể sửa chữa kiên cố hơn như thay mái, vách bằng tôn, ngói, gỗ, tường gạch… miễn không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu hiện trạng cũ. Trường hợp công trình vi phạm sau QĐ 150, giao UBND quận, huyện vận động người dân tự tháo dỡ hoặc cưỡng chế tháo dỡ, trả lại hiện trạng ban đầu.
Trước mắt, để giải quyết nơi ở và các bức xúc cho người dân, ông Nguyễn Hữu Tín cơ bản đồng ý với các giải pháp của Sở Xây dựng. Về lâu dài, TP và các địa phương phải lên kế hoạch và chuẩn bị quỹ nhà để di dời dần các hộ dân. Theo kế hoạch, trong năm 2014, TP sẽ di dời gần 1.300 hộ dân sống trong các vùng thường xảy ra thiên tai, vùng ven kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao.
Nhà trong dự án phải xem xét lại
Theo QĐ 150, các dự án đã có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trước thời điểm có QĐ 150 thì vẫn được triển khai đầu tư xây dựng theo đúng quy mô công trình đã được duyệt.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Chủ tịch UBND quận 2, cho biết có nhiều điểm khó với quy định này. Chỉ riêng phường Thảo Điền đã có 34 dự án được duyệt quy hoạch 1/500, khoảng 210 lô đất trống nằm cập các sông - kênh - rạch mà chủ đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, chủ đầu tư xin phép xây dựng, quận cũng lúng túng: Theo QĐ 150 thì phải cấp phép xây dựng nhưng nếu cho phép xây dựng với số lượng công trình lớn như vậy sẽ không giữ được hành lang bảo vệ sông. Ngoài ra, người dân có đất nằm trong hành lang bảo vệ sông - kênh - rạch muốn cho con cái ra riêng thì có được phép cất căn nhà mới bên cạnh căn nhà hiện hữu? Người dân có cam kết không yêu cầu bồi thường khi nhà nước thu hồi đất? Đây cũng là bức xúc của người dân tại nhiều quận, huyện khác.
Ông Tín chỉ đạo dự án đã được duyệt quy hoạch 1/500 vẫn theo hướng dẫn của QĐ 150 nhưng lưu ý tuyệt đối không xây sát mép bờ cao, phải có khoảng cách từ 5-10 m để tránh sạt lở và bảo đảm tính mạng người dân, giao Sở Giao thông Vận tải tính toán cụ thể về khoảng cách này. Đối với những trường hợp quá nhiều công trình như quận 2 và vấn đề xây dựng tạm trên đất trống trong hành lang, ông Tín sẽ xin ý kiến của tập thể lãnh đạo UBND TP.
Cấp 10 tỉ đồng để cắm mốc
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, việc xác định mép bờ cao các sông - kênh - rạch mới chỉ nằm trên giấy, chưa tiến hành cắm mốc được. Sở đã nhiều lần có văn bản đề xuất đều được Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời là chưa có kinh phí (dự toán khoảng 10 tỉ đồng). Ông Nguyễn Hữu Tín cho rằng công tác cắm mốc rất quan trọng, không chỉ để quản lý mà còn là cơ sở để xử phạt vi phạm, do đó UBND TP sẽ cấp ngay 10 tỉ đồng để các sở, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thành công tác cắm mốc xác định mép bờ cao sông - kênh - rạch.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông
- Bắt phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
- Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2024.
- Cúc mâm xôi nhiều màu mới ở làng hoa Sa Đéc không đủ bán
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
- Quốc hội sẽ họp bất thường vào 15/1/2024 để thông qua luật Đất đai
- Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long
- Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận cây Muỗm tại huyện Như Xuân (Thanh Hóa) là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
- Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình
- Nhà khoa học chân chính của Hội Bảo vệ TN &MT Việt Nam được vinh danh “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024”
- Công nhận cây di sản Việt Nam tại từ đường dòng họ Lê Tước
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Thêm 45 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Lãnh đạo VACNE tham dự Hội thảo và tặng sách cho Đại sứ quán Israel
- Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.