Tin tức
Đài Loan lên tiếng về kết luận Formosa gây cá chết hàng loạt ở Việt Nam
(11:53:30 AM 01/07/2016)
Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
"Đài Loan trước sau luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ luật bảo vệ môi trường của nước sở tại, dũng cảm thừa nhận trách nhiệm, tránh làm ảnh hưởng tới hình ảnh Đài Loan, thậm chí ảnh hưởng quan hệ ngoại giao", thông tấn xã Đài Loan CNA tối qua dẫn cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết sau khi Việt Nam xác định Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ tháng 4.
Cơ quan đại diện chính quyền Đài Loan tại Việt Nam đã nhận được chỉ đạo phối hơp chặt chẽ với Hà Nội để nhanh chóng "giải quyết vấn đề".
Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết vụ Formosa xả thải gây chết cá ở miền Trung Việt Nam là "sự kiện riêng lẻ", đề nghị Việt Nam có biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Đài Loan cũng như an toàn về tài sản và con người.
Hồi giữa tháng các nghị sĩ Đài Loan đã kêu gọi chính quyền vào cuộc điều tra và nhấn mạnh việc cá chết hàng loạt có thể gây nguy hại cho chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
Chiều 29/6, bảy đại diện của Formosa hai lần gập người xin lỗi nhân dân Việt Nam, thừa nhận công ty gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung.
Thay mặt hơn 6.300 cán bộ, nhân viên, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đọc bản xin lỗi dài gần 7 phút.
Hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.
Đây là sự cố môi trường lớn nhất xảy ra ở Việt Nam. Formosa cam kết bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông
- Bắt phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
- Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2024.
- Cúc mâm xôi nhiều màu mới ở làng hoa Sa Đéc không đủ bán
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
- Quốc hội sẽ họp bất thường vào 15/1/2024 để thông qua luật Đất đai
- Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long
- Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.