Tin tức
Ấn Độ không cho tàu Trung Quốc vào lãnh hải tìm máy bay mất tích
(13:48:01 PM 21/03/2014)
Phi công Úc lái máy bay tới nam Ấn Độ Dương để tìm chuyến bay MH370 - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên phía Ấn Độ đã từ chối sau khi lực lượng quốc phòng nước này kiên quyết nói không.
Phía Ấn Độ khẳng định lực lượng Hải quân và Không quân Ấn Độ đã tìm kiếm rất kỹ máy bay mất tích của Malaysia và không cần tìm kiếm khu vực này. Ấn Độ cũng cho biết đang triển khai các máy bay và rada tìm kiếm máy bay mất tích.
Lực lượng vũ trang Ấn Độ lo ngại tàu chiến Trung Quốc đi vào vùng vịnh Bengal sẽ phát hiện ra các bí mật phương tiện quốc phòng mà Ấn Độ triển khai tại đây.
Lại nhìn thấy máy bay mất tích ở Andaman?
Mới đây, The Star đưa tin một bà nội trợ ở Johor khẳng định đã nhìn thấy máy bay Malaysia Airlines rơi xuống biển bên ngoài quần đảo Andaman khi bà bay tới Kuala Lumpur hôm 8-3. Bà Raja Dalelah Raja Latife, 53 tuổi, cho biết hôm đó bà bay chuyến bay từ Saudi về Kuala Lumpur.
Khi máy bay bay qua thành phố Chennai của Ấn Độ, bà nhìn qua cửa sổ và phát hiện một máy bay trên mặt biển. Sau đó bà đã thông báo cho cảnh sát. Một số chuyên gia cho rằng máy bay có thể đã rơi bên ngoài quần đảo Andaman và các mảnh vỡ trôi tới phía nam Ấn Độ Dương.
Bất chấp các dấu hiệu cho thấy máy bay đã rơi xuống biển, AFP cho biết người thân của các hành khách trên chuyến bay MH370 đang ở Bắc Kinh vẫn không từ bỏ hi vọng rằng có thể máy bay đã hạ cánh ở đâu đó. “Con tôi vẫn còn sống. Tôi không tin vào các thông tin này” - bà Wen Wangcheng, 63 tuổi, khóc.
Mảnh vỡ nghi của máy bay ở vùng cực kỳ hoang vắng
Ngày 21-3, Thủ tướng Úc Tony Abbott khẳng định Úc sẽ làm tất cả để tìm ra máy bay mất tích. Thời tiết tại khu vực tìm kiếm cũng đã trở nên thuận lợi hơn.
Theo hãng tin AFP, mới đây ông Abbott cho biết các mảnh vỡ nằm ở khu vực cực kỳ hoang vắng và rất sâu tại Ấn Độ Dương. “Dù vậy chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực có thể. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để tìm kiếm. Đây là bước đột phá đầu tiên để giải mã bí ẩn này” - ông Abbott nhấn mạnh.
Sau khi vệ tinh phát hiện các mảnh vỡ ở phía nam Ấn Độ Dương, bốn máy bay Úc, New Zealand và Mỹ đã bay dò tìm ở khu vực 23.000 km2 nhưng chưa phát hiện thấy gì.
“Thời tiết quá xấu khiến chúng tôi khó quan sát dưới mặt biển“ - sĩ quan Không quân Úc Chris Birrer cho biết. Tuy nhiên Cục Khí tượng Úc khẳng định hôm nay bầu trời khu vực phía nam Ấn Độ Dương đã quang đãng hơn, gió không còn thổi mạnh.
Hôm nay chính phủ Úc sẽ triển khai năm máy bay chiến đấu đến khu vực nam Ấn Độ Dương. Một tàu Na Uy đã có mặt ở khu vực tìm kiếm và một tàu khác sẽ đến vào tối nay. Dù vậy, tàu HMAS Success của Úc, có khả năng trục vớt các mảnh vỡ, phải vài ngày nữa mới tới khu vực tìm kiếm. Anh cũng đã cử tàu nghiên cứu HMS Echo tới.
Theo báo The Star, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết ngoài hình ảnh do vệ tinh Úc chụp được ở khu vực cách Perth 2.500 km về phía tây nam, các vệ tinh khác cũng chụp được những hình ảnh tương tự của hai mảnh vỡ trôi trên biển.
Đó là lý do Malaysia tin tưởng đây có thể là các mảnh vỡ của chuyến bay MH370 mất tích và đã huy động tàu bè, máy bay đến khu vực này. Ông Hishammuddin cho rằng quá trình tìm kiếm và trục vớt các mảnh vỡ có thể sẽ kéo dài, bởi phải mất hai năm mới có thể trục với được máy bay Air France 447 bị rơi xuống Đại Tây Dương năm 2009.
Ông Hishammuddin cũng khẳng định nhiệm vụ tìm kiếm hộp đen máy bay sẽ là rất khó khăn. Thông thường pin của hộp đen sẽ cạn sau 30 ngày. Khi đó nhà chức trách sẽ phải triển khai các tàu ngầm được trang bị công nghệ định vị đặc biệt để tìm kiếm hộp đen.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Việt Nam nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở giữa Biển Đông
- Bắt phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
- Việt Nam - Nhật Bản ký kết ghi nhớ hợp tác về môi trường
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/1/2024.
- Cúc mâm xôi nhiều màu mới ở làng hoa Sa Đéc không đủ bán
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Xem xét, xử lý các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo
- Quốc hội sẽ họp bất thường vào 15/1/2024 để thông qua luật Đất đai
- Ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long
- Quảng Bình thu hơn 80 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.