Tin tức » Tin trong nước
Thứ tư, 22/01/2025, 15:57:31 PM (GMT+7)
Xử lý môi trường nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng
(20:41:54 PM 08/08/2012)(Tin Môi Trường) - "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng" là chủ đề chính được đưa ra tại Hội thảo khoa học diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong ngày 8/8 do Quân chủng Phòng không- Không quân (Bộ Quốc phòng Việt Nam) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức.
>> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống >> Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái >> Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh >> Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
Tiến hành rà phá bom mìn và xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng. (Nguồn: truongsahoangsa.info).
Hội thảo tập trung đánh giá tổng quan kế hoạch thực hiện dự án, những phần việc đã làm được trong thời gian qua, đồng thời tập trung trao đổi những vấn đề liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng nói riêng và tại các điểm có ô nhiễm trên phạm vi cả nước.
Sau nhiều cố gắng của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, USAID, cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ban chỉ đạo 33 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng Việt Nam, Dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng" đã được các cấp có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam phê duyệt. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2011- 2015.
Dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng" là một dự án mà nhân dân và Chính phủ hai nước Việt Nam- Hoa Kỳ mong muốn xử lý triệt để chất độc tồn dư sau chiến tranh tại Việt Nam.
Mục tiêu lâu dài của dự án là hỗ trợ và phát triển năng lực của Việt Nam trong xử lý dioxin và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ở các khu vực nhiễm bẩn có đe dọa tới sức khỏe con người và môi trường.
Mục tiêu trước mắt là thực hiện việc xử lý và hỗ trợ quan trắc xử lý đất và bùn lắng nhiễm bẩn dioxin tại sân bay Đà Nẵng, nhằm đảm bảo không còn rủi ro phơi nhiễm dioxin tới con người hay môi trường khu vực sân bay Đà Nẵng.
Nội dung chính của Dự án bao gồm rà, phá bom, mìn, vật liệu nổ; thiết kế và đào xúc vận chuyển đất, bùn nhiễm dioxin về mố tập kết để xử lý; thiết kế và xử lý nhiệt khoảng 67.000 mét khối bùn, đất nhiễm dioxin với công nghệ mới nhất hiện nay; khôi phục lại cảnh quan môi trường những khu vực đã tiến hành thực hiện dự án.
Từ tháng 6/2011, Chủ dự án tổ chức lễ khởi công hạng mục rà, phá bom, mìn, vật liệu nổ trong khu vực thực hiện dự án tại sân bay Đà Nẵng.
Sau hơn 4 tháng làm việc tích cực của cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn Công binh 28 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, hạng mục đầu tiên của dự án về rà, phá bom, mìn, vật liệu nổ đã hoàn thành và nghiệm thu đạt kết quả tốt.
Về đánh giá tác động môi trường của dự án đã được Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước thông qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê chuẩn tháng 5/2012. Hạng mục đào xúc và vận chuyển đất nhiễm dioxin về mố để xử lý, công nghệ giải hấp thu nhiệt đang được tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, các nhà khoa học, để trình phê duyệt, thẩm định...
Dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng" khi thực hiện thành công sẽ tạo ra 29 ha đất sạch sử dụng cho mục đích kinh tế, thương mại, xóa bỏ nguy cơ gây ô nhiễm dioxin cho nhân dân xung quanh khu vực sân bay Đà Nẵng, đồng thời đánh dấu sự phát triển về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ.
Dự án thành công sẽ là tiền đề để chính phủ hai nước tiếp tục thực hiện công việc khắc phục hậu quả chất độc tồn dư sau chiến tranh ở các điểm nóng khác của Việt Nam như sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), sân bay Phù Cát (Bình Định)...
(Nguồn: Văn Sơn - TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.