»

Thứ năm, 23/01/2025, 18:25:06 PM (GMT+7)

Vùng trọng điểm sản xuất lúa tôm của Bạc Liêu bị xâm mặn

(10:39:15 AM 16/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Phước Long và Hồng Dân - vùng trọng điểm sản xuất lúa tôm của tỉnh Bạc Liêu xuất hiện nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng với độ mặn từ 1 đến 7,9 phần nghìn khiến cho gần 5.000/22.000 ha bị thiệt hại nặng.

[-]Vùng[-]trọng[-]điểm[-]sản[-]xuất[-]lúa[-]tôm[-]của[-]Bạc[-]Liêu[-]bị[-]xâm[-]mặn

 Vùng trọng điểm sản xuất lúa tôm của Bạc Liêu bị xâm mặn -Ảnh: TL


Cụ thể, tại huyện Phước Long có hơn 7.500 ha đã sản xuất; trong đó có gần 3.000 ha bị thiệt hại. Tại huyện Hồng Dân có gần 4.550 ha lúa - tôm; trong đó có 2.917 ha bị thiệt hại trên 70%, trên 1.620 ha bị thiệt hại từ 30 đến 70%.


Theo cơ quan chức năng, do hệ thống cống, đập phân ranh mặn - ngọt tỉnh này bỏ ngỏ, khi triều cường biển Đông dâng cao đã đẩy lượng nước mặn xâm nhập vào nội đồng. Qua kiểm tra độ mặn tại một số trục kênh dọc tuyến kênh xáng Quản Lộ Phụng Hiệp, lượng nước mặn xâm nhập sâu vào địa bàn huyện Phước Long chủ yếu từ hướng tỉnh Cà Mau theo tuyến sông kênh xáng Quản Lộ Phụng Hiệp.


Dự báo mùa khô 2015 - 2016, việc nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn do độ mặn trên các ao nuôi có khả năng tăng cao hơn 25 phần nghìn, vượt quá ngưỡng tăng trưởng thích hợp của tôm, trong khi đó mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt sử dụng ở một số địa phương.


Để bảo vệ lúa, rau màu vùng ngọt ổn định, Ban chỉ đạo sản xuất huyện Phước Long đề nghị Ban chỉ đạo điều tiết nước tỉnh đóng toàn bộ hệ thống cống, đập phân ranh mặn - ngọt dọc theo tuyến kênh xáng Quản Lộ Phụng Hiệp. Đồng thời yêu cầu các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nông dân theo dõi độ mặn trên các trục kênh trước khi bơm nước vào ruộng lúa. Ban chỉ đạo sản xuất huyện Phước Long sẽ thông báo để nông dân lấy nước ngọt phục vụ sản xuất trà lúa lấp vụ trên đất nuôi tôm.


Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đã cử cán bộ xuống địa phương hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, yêu cầu bà con tranh thủ các cơn mưa lớn cuối mùa khẩn trương tháo nước rửa mặn và lấy nước mới vào đồng ruộng, kết hợp với bón phân và vôi nhằm giúp cây lúa tiếp tục sinh trưởng.


Cùng với đó, ngành nông nghiệp huyện cũng kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ lúa giống cho nông dân khôi phục lại sản xuất.


Ban chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tỉnh cũng triển khai kế hoạch phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.


Ngoài ra, Ban điều tiết nước của tỉnh bám sát hiện trường có lịch đóng, mở các cống đầu mới trên tuyến quốc lộ thích hợp để tháo chua, rửa mặn cho đồng ruộng và ngăn mặn xâm nhập vào nội đồng bảo vệ sản xuất; phát động nhân dân làm thủy lợi, thủy nông nội đồng sớm để có đủ nước ngọt phục vụ sản xuất.

Cao Thăng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vùng trọng điểm sản xuất lúa tôm của Bạc Liêu bị xâm mặn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI