»

Thứ tư, 27/11/2024, 08:42:19 AM (GMT+7)

Vững chắc phòng tuyến chống buôn lậu ở Lạng Sơn

(10:49:14 AM 31/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Hang Dơi, Thác Ném… là những địa danh không chỉ nổi tiếng ở Xứ Lạng mà còn “nổi danh” cả nước vì đây từng là những cung đường xảy ra tình trạng người xách hàng lậu "tấp nập". Nhưng đến nay, những con đường này đã gần như vắng bóng những kẻ "cõng hàng" lậu. Sự bình yên trở lại ở những địa danh này có sự đóng góp từ những chiến công thầm lặng nhưng đầy cam go của các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn.

 

 

( Ảnh minh họa )

 

 

* “Nghề” đặc biệt nguy hiểm 

 
Chúng tôi có mặt tại Cửa khẩu Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng vào cuối một ngày mùa đông giá rét. Trước lời đề nghị của phóng viên là được cùng tham gia tuần tra đêm với các lực lượng chức năng ở Cửa khẩu, Đội phó Đội chống buôn lậu của Chi cục Hải quan Cốc Nam Hoàng Văn Đoàn tươi cười, nói đùa: Đêm hôm giá rét, các anh leo đồi làm gì cho mệt. Trước đây, chúng em vất vả nhiều nhưng bây giờ thì như đi dạo ấy mà. Thế rồi, chưa kịp uống hết chén trà nóng hổi trên tay, chúng tôi được thông báo: Tối nay, khoảng 21 giờ chúng ta lên đường; lực lượng gồm Biên phòng, Hải quan, Công an và hai vị khách “đặc biệt” là chúng tôi. Tuyến đường sẽ đi gồm Thác Ném, Thác Đầu lâu, mốc 386. Đây là cung đường nguy hiểm, vất vả và cũng là "điểm nóng" nhất tuyến biên giới Lạng Sơn về buôn lậu. 

Trong bữa cơm tại bếp ăn tập thể của Hải quan Cốc Nam, chúng tôi được các cán bộ Hải quan "bật mí" những "chiêu trò" của cánh buôn lậu. Một cán bộ Hải quan còn rất trẻ cho biết: Có người xách hàng lậu, khi bị bắt, chạy không kịp thì quay sang van xin, khóc lóc, cào cấu, cắn xé… ; đặc biệt là các túi hàng được bọc trong bao, túi lưới nilon rất chắc, thế là các ngón tay móc chặt vào các mắt lưới, muốn gỡ ra cũng không được, vậy là lại phải khuyên can, thuyết phục rất mất thời gian mới mang được người và hàng về. Bởi vì, nếu bắt được hàng mà không bắt được người thì chả có tác dụng là mấy bởi khi đó là hàng vô chủ, không thể xử lý được. Đối với hàng lậu là vậy, còn hàng cấm lại nguy hiểm hơn nhiều bởi vì siêu lợi nhuận nên các đối tượng bất chấp mọi thủ đoạn. 

Một chiến sĩ của Trạm Biên phòng Cốc Nam cho biết: Loại tội phạm này rất liều lĩnh, manh động và bất chấp mọi thủ đoạn. Trong một lần tuần đêm, chúng tôi phát hiện một bóng đen lùi lũi đi từ hướng biên giới vào nội địa. Khi bất ngờ bị yêu cầu kiểm tra, đối tượng tỏ ra rất bình tĩnh, dừng lại, tháo ba lô trên người đặt xuống đất rồi bất ngờ lao lên ôm lấy một chiến sĩ Biên phòng đứng gần đó rồi phi thẳng xuống chân thác với độ cao hàng chục mét lởm chởm toàn đá tai mèo, sau đó đối tượng đã trốn thoát. Còn lại chiếc bao lô mà lực lượng chức năng thu được bên trong có tới 5 bánh heroin; tuy đây là một vụ bắt giữ hàng cấm lớn nhưng lực lượng chức năng vẫn phải coi là hàng vô chủ vì không bắt được người. 

Còn tại khu vực Cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tuy địa bàn này không hiểm trở nhưng công tác chống buôn lậu vô cùng khó khăn bởi cái gió, cái rét miền biên ải. Một lần chúng tôi đang ngồi trò chuyện với các chiến sĩ Đồn Biên phòng Chi Ma tại lán dã chiến chặn đường mòn tại xã Yên Khoái (huyện Lộc Bình) bất ngờ gió rít từng hồi, các chiến sĩ vội chạy ra, mỗi người níu chặt một góc lều bạt nhưng đành bất lực đứng nhìn gió cuốn bay chiếc lều dã chiến xuống vực. Vậy là mấy anh em đành khoác áo mưa đứng chờ cứu viện từ Đồn ra. Nhiều đợt mưa to, gió rét đường bị lấp mất mấy ngày các chiến sĩ trực tại lán mới được tiếp đồ ăn nước uống và mới được thay ca. 

*Trắng đêm “săn” hàng lậu 

Đúng 21 giờ, chúng tôi lên đường; ngay sau khu nhà nghỉ của các lực lượng chức năng Cửa khẩu Cốc Nam là con đường dẫn lên các điểm cao lối mở; từng người một, lúc bò, lúc trườn, tay đu dây leo từng tí một. Các chiến sĩ Biên phòng đi cùng luôn nhắc chúng tôi cẩn thận vì chỉ sơ sểnh một chút là người có thể rơi xuống dưới. Sau hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã tới lán đầu tiên. Vì chỗ này có một khu đất trống nên các lực lượng chống buôn lậu đã dựng một lán khoảng hơn 10m2 chắc chắn bằng kính khung nhôm để anh em trực. Lán đã được quây kín nhưng ngôi nhà cứ rung lên từng hồi trước những cơn gió lạnh. Sau khi nắm tình hình, chúng tôi tiếp tục tiến về phía đường biên giới. Nhiệt độ ngoài trời lúc đó chỉ khoảng 2 đến 3 độ C, gió rét rít từng cơn vậy mà trong đoàn ai cũng mướt mát mồ hôi. Sau gần một giờ leo dốc, phía trước chúng tôi thấp thoáng ánh đèn pin và ẩn hiện trong màn đêm bao phủ màn sương mờ ảo là chiếc tăng được buộc vào gốc cây, phía dưới là một chiếc võng. Bất ngờ trước hình ảnh này, chúng tôi được các chiến sĩ Biên phòng giải thích: Do nơi này dốc núi cheo leo hiểm trở, không thể lập lán kê giường được nên chúng tôi buộc phải mắc võng và che tăng phía trên để tránh mưa. Còn để chống rét, anh em chỉ có mỗi cách mặc thật nhiều quần áo mà thôi. 

Lên một điểm cao sát đường biên giới, chúng tôi quan sát, mặc dù đã quá nửa đêm nhưng phía bên kia biên giới đèn điện vẫn sáng choang và vẫn thấp thoáng bóng người qua lại. Một chiến sĩ Biên phòng cho biết: Chỉ cách vài bước chân thôi, ngay dưới kia là những “tổng kho” với vô số các loại hàng đang sẵn sàng, chỉ chờ các lực lượng chức năng lơi lỏng là ồ ạt tràn qua biên giới. Chính vì thế nên chúng tôi không thể lơi lỏng một giây phút nào. 

Quả thật, trên đường chúng tôi đi, mặc dù dưới màn đêm đặc quánh không nhìn rõ nhưng thi thoảng chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng chân, tiếng người lao xao và được biết đấy là lực lượng vác hàng lậu, lẩn tránh lực lượng chức năng. Sau gần 6 giờ vượt núi, băng đèo, chúng tôi đã hoàn thành một vòng tuần tra khép kín toàn bộ khu vực vẫn được coi là “nóng” nhất về vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên tuyến biên giới Lạng Sơn. Cái rét cuối năm ở miền biên ải khiến ai cũng như bị tê cứng người nhưng ai cũng cảm thấy thật ấm lòng khi dọc tuyến biên cương, sự bình yên đã trở lại. 

Để có được kết quả đó, tất cả các đường mòn biên giới đã được các lực lượng chức năng của tỉnh Lạng Sơn xây tường bê tông kiên cố hoặc rào dây thép gai, cọc gỗ và đặc biệt là được sự canh gác, tuần tra không quản ngày đêm, giá rét các những chiến sĩ Biên phòng, Hải quan… 

Với quyết tâm cao độ của các cấp chính quyền và các lực lượng chức năng, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu năm 2013 tại Lạng Sơn đã giảm nhiều cả về số lượng, quy mô, giá trị so với các năm trước. Lực lượng chức năng đã không để hình thành những đường dây, tụ điểm lớn về buôn lậu trên địa bàn. Từ đầu năm 2013 đến nay, các lực lượng chức năng ở tỉnh Lạng Sơn đã xử gần 1.200 vụ buôn lậu hàng hóa các loại, giảm 22,2% so với cùng kỳ năm trước; giá trị hàng hóa tịch thu, thu phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế là trên 22 tỷ đồng; kiểm tra xử lý gần 1.100 vụ buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, bằng 222,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Thái Thuần ( TTXVN )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vững chắc phòng tuyến chống buôn lậu ở Lạng Sơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI