»

Chủ nhật, 24/11/2024, 12:41:44 PM (GMT+7)

Vụ Thủy điện Sông Tranh: Nhiều công trình liên quan cũng kém chất lượng

(08:17:46 AM 26/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Trong khi câu hỏi về chất lượng công trình thủy điện sông Tranh 2, Quảng Nam còn bỏ ngỏ thì những khu tái định cư (TĐC) cho người dân do Ban Quản lý Thủy điện 3 (Tập đoàn điện lực Việt Nam) xây dựng lại nhanh chóng xuống cấp.

 


Trường tiểu học thôn 3, xã Trà Đốc do BQL Thủy điện 3 xây dựng bị xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: Nguyễn Tú

Tiền tỉ bỏ hoang

Thân đập thủy điện sông Tranh 2 bị rò rỉ nước không phải là công trình đầu tiên của BQL Thủy điện 3 có chất lượng kém tại H.Bắc Trà My. Tại xã Trà Đốc, Trà Bui và Trà Giác, nhiều hộ dân bỏ làng để nhường đất cho lòng hồ thủy điện đang “kêu trời” vì nhà TĐC xuống cấp trầm trọng. Từ năm 2007, BQL Thủy điện 3 đã đầu tư xây dựng 80 triệu đồng/nhà TĐC nhưng chỉ sau hai năm, hầu hết các nhà TĐC đã xuống cấp.

 
 
 
 

Ông Đinh Văn Minh, trưởng thôn 3, xã Trà Đốc cho biết, các hạng mục như tường bị bong tróc, nứt nẻ, mái dột, hư hỏng, đặc biệt là các cửa gỗ, kèo gỗ do dùng gỗ tạp nên chỉ sau vài mùa mưa đã mục nát, còn đường liên thôn thì  tệ hơn cả đường rừng.

Các công trình quy mô lớn như nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học cho đồng bào Ca Dong càng xuất hiện nhiều vết nứt. Tại Trường mẫu giáo và Trường tiểu học thôn 3, Trà Đốc, các giáo viên phải gia cố các cánh cửa bằng củi, ván để dạy học. Ngay cả công trình nước sạch cũng không đáp ứng 50% nhu cầu của hơn 300 hộ dân tái định cư tại H.Bắc Trà My.

Ông Đinh Văn Chót, 80 tuổi, ở thôn 3, xã Trà Đốc cho hay về làng mới nhưng không có đất trồng, mỗi ngày ông phải cuốc bộ nửa ngày đường để về làng cũ làm nông. Thiếu thốn đủ thứ, đã có 19 hộ dân ở thôn 3, xã Trà Đốc bỏ đi tìm nơi định cư mới khiến chính quyền địa phương phải dựng trường tạm để vận động học sinh đến trường, bỏ hoang trường mới xây dựng.

Cùng đường, phá rừng

Còn tại xã Trà Bui, người dân cho biết nhà TĐC xây dựng ở nơi ẩm thấp, mùa mưa hay bị bùn lầy, không phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân nên số thì bỏ đi, số khác lại phá rừng phòng hộ làm nhà sàn. Thống kê của UBND xã Trà Bui cho biết trong 5 năm TĐC, người dân đã phá rừng làm hơn 300 căn nhà gỗ bởi nhà xây xuống cấp, kém chất lượng không thể ở được.

Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho hay, công trình thủy điện Sông Tranh 2 thực hiện giải tỏa TĐC cho hơn 1.000 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu ở các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác (H.Bắc Trà My) và Trà Dơn, Trà Leng (H.Nam Trà My). Tuy nhiên đến nay, trong số hơn 300 hộ đồng bào dân tộc Ca Dong được TĐC ở H.Bắc Trà My, đã có 32 hộ bỏ nhà TĐC vì nhà xuống cấp nghiêm trọng, trong đó xã Trà Bui có 12 nhà, Trà Đốc 19 nhà và Trà Giác 1 nhà.

Ông Phong cho biết thêm, người dân bỏ đi bên cạnh nhà ở xuống cấp còn có nguyên nhân chủ đầu tư không thực hiện đúng các cam kết nên đẩy người dân vào cuộc sống rất khó khăn. “UBND huyện đã nhiều lần yêu cầu BQL Thủy điện 3 khắc phục các việc: bố trí đất sản xuất, công trình nước sạch và khắc phục tình trạng nhà ở xuống cấp nhưng không được giải quyết, sắp đến chúng tôi sẽ kiến nghị lên cấp tỉnh” - ông Phong cho biết.

 


Sáng 25.3, các ống nước được gia cố vào thân đập, nhưng tình trạng rò rỉ nước vẫn tiếp

 

Như  thông tin đã đưa,  vào cuối tháng 4.2011, Viện KSND tối cao đã truy tố bị can Trần Đức Mậu (SN 1958), nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4 về tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn…”. Trước đó, năm 2007, ông Mậu là Giám đốc Ban điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2 đã ký hợp đồng mua vật liệu với Công ty CP Sông Đà 12 - Cao Cường nhưng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi giao nhận hàng và thanh toán. Khi biết công ty trên ủy quyền cho ông Trần Văn Luân, Giám đốc Công ty thương mại Cát Phú vận chuyển hàng, ông Mậu đã đề nghị ông Luân chi 500 triệu đồng thì mọi việc mới suôn sẻ. Khi ông Luân đưa 300 triệu đồng cho ông Mậu tại khách sạn Công Đoàn, phố Trần Bình Trọng, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội thì bị Cơ quan CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48), Bộ Công an bắt quả tang ngày 8.10.2010. (P.V)

 

Nước vẫn chảy xối xả

Chiều 25.3, nước từ thân đập thủy điện Sông Tranh 2, H.Bắc Trà My, Quảng Nam vẫn chảy xối xả dù một số điểm rò rỉ đã được dẫn bằng ống nhựa cỡ lớn.

 Tại điểm nước chảy sát mép đập tràn phía phải (nhìn từ thượng lưu xuống) các công nhân đã dùng ống nhựa ghép nối lại với nhau thành một đường dài để dẫn xuống tận chân đập, sau đó gia cố ống nhựa này vào thân đập bằng những thanh thép dài.

Đứng từ mặt đập vẫn có thể thấy nước chảy với tốc độ rất mạnh, nước tuôn bọt trắng xóa. Cũng trong ngày, tại lối dẫn vào chân đập, đơn vị quản lý đập thủy điện Sông Tranh 2 đã phong tỏa khu vực quanh đập, rào kín bằng lưới thép và treo biển “Công trình đang thi công, cấm vào”. (H.S)

Nguyễn Tú - Hoàng Sơn/ Thanh niên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ Thủy điện Sông Tranh: Nhiều công trình liên quan cũng kém chất lượng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI