Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 11:34:38 AM (GMT+7)
Vụ nước giếng nhiễm dầu ở Hà Tĩnh: Dân yêu cầu được khám sức khỏe
(11:12:16 AM 04/05/2018)(Tin Môi Trường) - Ngày 3.5, Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) cùng UBND xã Hương Trạch tổ chức buổi nghe ý kiến của các hộ dân có giếng nước bị nhiễm dầu, đồng thời trình bày phương án xử lý dầu tồn đọng trong đất.
>> Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí >> Tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc sức khỏe bằng dinh dưỡng >> Ba đơn vị lớn về dinh dưỡng và y tế bắt tay trong hợp tác chiến lược nâng cao sức khỏe cộng đồng >> Nghiên cứu đánh giá về đốt mở và sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường và sức khoẻ con người ở Việt Nam là hoạt động thiết thực >> Hội thảo tập huấn “Tác động của thuốc bảo vệ thực vật và đốt hở ngoài trời trong nông nghiệp lên môi trường và sức khỏe cộng đồng ở khu vực miền Trung”
Sơ đồ các vị trí thăm dò mạch dầu xâm nhập vào giếng nước của người dân xung quang bãi tập kết thạch cao do Công ty SOS môi trường xác lập - Ảnh: Công ty SOS môi trường cung cấp
Buổi làm việc có sự tham gia của đại diện 4 hộ gia đình ở 2 tổ liên gia 8 và 9, thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có giếng nước bị nhiễm dầu.
Phát biểu trước chính quyền địa phương và lãnh đạo Công ty Mitraco (đơn vị nhận trách nhiệm liên quan đến việc rò rỉ dầu vào lòng đất, nhiễm dầu vào giếng của dân), những người dân tham gia buổi gặp đều yêu cầu Mitraco phải nhanh chóng tạo nguồn cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân có giếng bị ảnh hưởng, xử lý triệt để nguồn dầu trong lòng đất, đền bù thiệt hại về cây ăn quả và hoa màu bị chết do đất và nước ngầm nhiễm dầu; đề nghị chính quyền và cơ quan chức năng sớm có kết luận cuối cùng về nguyên nhân xảy ra nhiễm dầu.
Chị Thái Thị Hiên (thôn Tân Phúc) nói: “Hiện tại chúng tôi đang rất hoang mang và khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt, việc cấp bách bây giờ là Công ty Mitraco phải giải quyết vấn đề nước ăn uống cho chúng tôi để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe”.
Anh Võ Viết Hải, tổ trưởng tổ liên gia 9, thôn Tân Phúc phát biểu: “Đề nghị Công ty Mitraco tổ chức cho những hộ dân trong khu vực bị nhiễm dầu đi khám sức khỏe tổng thể. Vì sự việc rò rỉ dầu không phải mới xuất hiện mà có từ năm 2017, một thời gian dài chúng tôi sinh sống trên đất nhiễm dầu không ai đảm bảo được rằng sức khỏe chúng tôi không bị ảnh hưởng và không có bệnh tật do ảnh hưởng từ dầu”.
Trả lời những đề nghị của người dân, ông Nguyễn Huy Hùng, Tổng giám đốc Công ty Mitraco cho rằng mặc dù chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng về nguyên nhân gây nhiễm dầu, tuy nhiên công ty đã nhận trách nhiệm vì có tẹc chứa dầu của công ty ở bãi tập kết thạch cao gần khu vực đó bị rò rỉ.
“Chúng tôi đã nhận trách nhiệm về mình và đồng hành cùng chính quyền và cơ quan chức năng để khắc phục tình trạng giếng nhiễm dầu. Công ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm với người dân.
Trước mắt, chúng tôi đã có thống nhất với người dân để chúng tôi lắp đặt hệ thống dẫn nguồn nước sạch về cho họ sinh hoạt. Bên cạnh đó, chúng tôi đã hợp đồng với Công ty cổ phần SOS môi trường ở Hà Nội, chịu mọi chi phí để công ty này thăm dò, xử lý dầu tồn đọng trong đất. Mọi việc đang được chúng tôi nỗ lực với mong muốn nhanh chóng đưa sinh hoạt của người dân trở lại bình thường”, ông Hùng nói.
Trao đổi với PV, ông Hùng cho hay những yêu cầu của người dân là chính đáng và công ty sẽ có trách nhiệm đầy đủ. Về việc cấp nước sinh hoạt, Mitraco đang cố gắng để nhanh chóng hoàn thành. Còn về việc bồi thường thiệt hại cây trồng thì khi có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng, nếu nguyên nhân là do dầu của công ty rò rỉ gây ảnh hưởng thì công ty sẽ đền bù cho người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng khác của họ.
Tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần SOS môi trường (gọi tắt là Công ty SOS - chuyên về lĩnh vực ứng phó khần cấp sự cố môi trường do dầu và hóa chất) cho biết công ty đang khảo sát phạm vi và mức độ ảnh hưởng của dầu trong đất để tiến hành phương án xử lý.
“Song song với việc hút dầu ở các giếng, khi xác định được hướng lan tỏa của nguồn dầu, chúng tôi sẽ dùng phương pháp đào mương “bẫy” dầu. Chúng tôi sẽ chọn vị trí mà dầu tập trung về để đào mương, mương này có tác dụng cô lập dầu, các công đoạn hút và xử lý dầu sẽ thực hiện tại đây”, ông Sơn cho hay.
Ông Nguyễn Văn Việt, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê, cho biết hiện tại các cơ quan chức năng đang thực hiện chỉ đạo của tỉnh Hà Tĩnh điều tra để có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây nhiễm dầu trong nước sinh hoạt của người dân. Huyện Hương Khê đang phối hợp với Công ty Mitraco tiến hành lắp đặt hệ thống cấp nước sạch cho các hộ dân bị ảnh hưởng, theo dõi Công ty SOS trong việc xử lý dầu rò rỉ để có hiệu quả tốt nhất.
Như đã đưa tin, ngày 5.4, chị Thái Thị Hiên (xóm Tân Trung, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) múc nước để sinh hoạt thì phát hiện nước giếng có mùi dầu hỏa. Thấy lạ, nhưng nước bơm lên qua bể lọc thì vẫn trong và sử dụng bình thường nên chị không chú ý lắm.
Đến sáng ngày 8.4, chồng chị Hiên mở nắp đậy giếng lên thì ngửi thấy mùi dầu rất nồng nặc. Vợ chồng chị Hiên dùng gàu múc nước lên đổ vào chậu thì thấy phần lớn nước múc lên là dầu. Người dân xóm này đã múc nước giếng lên chắt được hàng trăm lít dầu dùng làm nhiên liệu đốt và chạy máy. Người dân nghi ngờ dầu trong đất bị rò rỉ từ tẹc chứa dầu của Công ty TNHH Việt Lào có bãi tập kết thạch cao ở gần đó.
Trong khi các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đang truy tìm nguyên nhân nước giếng nhiễm dầu thì ngày 24.4, Công ty Mitraco đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh, UBND huyện Hương Khê nhận phần trách nhiệm về đơn vị khi để xảy ra sự cố rò rỉ dầu từ tẹc chứa dầu của công ty.
(Theo MTG)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.