Tin tức » Tin trong nước
Truy trách nhiệm vụ biệt thự ông Nghiên
(08:53:57 AM 05/12/2014)Trao đổi với báo chí vào chiều 4-12, bên lề kỳ họp HĐND TP Hà Nội, về vụ biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm) mà ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đang sử dụng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói: “Khi giải quyết nhà ở cho một cán bộ đòi hỏi phải có quá trình. Còn chủ trương của TP là quyết định nhà đó không bán mà sẽ thu hồi trong thời gian sớm nhất”.
Tôi không bận tâm gì!
Cùng ngày, trả lời phóng viên , ông Hoàng Văn Nghiên bày tỏ: “Tôi chả có việc gì để nói chuyện cả. Nguyện vọng của tôi, tôi đã nói với chính quyền từ 10 năm nay rồi, còn bây giờ chả có gì để nói cả. Sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai”.
Trả lời câu hỏi dư luận cho rằng việc không trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là có biểu hiện của việc chây ì, đòi hỏi phải được thuê ở khu đô thị hạng sang Ciputra (quận Tây Hồ) thì mới bằng lòng, ông Nghiên nói: “Anh đến Sở Xây dựng hoặc lên UBND TP mà hỏi, họ sẽ trả lời. Cơ quan người ta không nói gì với tôi và tôi cũng không nói gì với cơ quan thì việc gì phải nói nhỉ?. Tôi không bận tâm gì mà người ngoài đi nói thì lạ quá”.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế NghĩaẢnh: THẾ KHA
Phải truy trách nhiệm
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng đang có biểu hiện của việc các cơ quan chức năng ở Hà Nội loanh quanh, đổ trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau trong việc quản lý, cho thuê và thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. “Lãnh đạo Hà Nội phải kiểm điểm trước rồi mới xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong nội bộ sau” - ông Cương bày tỏ.
Ông Cương cho hay có căn hộ công vụ ở khu Hoàng Cầu (Hà Nội), rộng 120 m2, 3 phòng, là chung cư cao cấp mà cho thuê giá 500.000 đồng/tháng thì một sinh viên cũng thuê được 3 căn để chia nhau ở. “Cứ đổ lỗi cho người chiếm nhà không chịu trả, còn ông được giao trách nhiệm quản lý, để sử dụng sai mục đích hoặc không thu hồi được thì không phải chịu trách nhiệm gì à?” - ông Cương đặt vấn đề.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa thuộc quỹ nhà công vụ do TP Hà Nội quản lý. Do đó, trách nhiệm và thẩm quyền xử lý thuộc về TP Hà Nội. Người được phân công, điều động chuyển công tác sang địa phương khác, có khó khăn về nhà ở thì được bố trí nhà trong thời gian công tác. Hết thời gian công tác hoặc nghỉ hưu phải trả nhà; không được bán, cho thuê, cho mượn hay cho ở nhờ.
Sai sót do lịch sử?
Từ chuyện ông Nghiên không chịu trả nhà công vụ, thảo luận tại HĐND TP Hà Nội ngày 4-12, nhiều đại biểu (ĐB) chất vấn về việc quản lý biệt thự trên địa bàn thủ đô. ĐB Lê Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, đề nghị làm rõ kết quả thanh tra 312 biệt thự (được quản lý theo Quyết định 7177 về danh mục nhà biệt thự và quy chế quản lý nhà biệt thự trước năm 1954 - PV) sau kỳ họp vào tháng 7 vừa qua.
“Chúng ta có một đội ngũ quản lý từ phường tới quận, nhà nào cũng có hồ sơ nhưng lại có lý do khó tiếp cận hồ sơ. Thế thì có nên thanh tra trách nhiệm của cơ quan quản lý hay phải chuyển sang cơ quan điều tra?” - ông Nam đặt vấn đề.
Trả lời, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thừa nhận hồ sơ các biệt thự đều có đủ nhưng có những biệt thự tồn tại từ những năm 1960-1970 nên khi tập trung quản lý có sai sót thì cũng do lịch sử để lại. Ông Khanh cam kết sẽ tiếp tục thanh tra công tác quản lý biệt thự và chuyển sang cơ quan điều tra nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Chưa đồng tình, ĐB Nam cho biết qua giám sát, HĐND TP phát hiện nhiều nhà công vụ bị tư nhân chiếm dụng; nhiều nhà dần trở thành sở hữu của tư nhân. Ông Nam nói Nghị quyết 18 của HĐND TP có hai nội dung quan trọng: Thông qua danh mục 970 biệt thự và giao trách nhiệm cho UBND TP Hà Nội xây dựng tiêu chí, phân loại, quản lý hợp lý.
“Khi thực hiện Luật Thủ đô thì việc thực hiện theo thẩm quyền là hoàn toàn đúng. Nhưng tại sao 312 biệt thự nằm trong 970 biệt thự đó lại được đưa ra khỏi danh mục quản lý? Thẩm quyền nào cho phép UBND TP thực hiện việc loại bỏ mà không thông qua HĐND? Có việc cản trở công tác thanh tra không?” - ông Nam đặt câu hỏi và đề nghị làm rõ thời điểm kết thúc việc thanh tra này.
Ông Khanh nói sẽ thanh tra công vụ để xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. TP sẽ cố gắng quản lý tốt nhất việc này và không bao che, dung túng cho cán bộ làm sai.
Phó chủ tịch tỉnh lấn chiếm đất công
UBND phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa có kết luận bước đầu về việc kiểm tra, xác minh mốc giới đối với các hộ dân có nhà đất tiếp giáp với đất triển khai dự án hồ Dộc Mở tại địa phương này. Qua đó, phát hiện hộ ông Hà Hòa Bình lấn chiếm 399,2 m2. Ông Bình là phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc mới nghỉ hưu từ ngày 1-11.
Biên bản của tổ công tác UBND phường Tích Sơn cho thấy trên phạm vi đất công mà gia đình ông Bình lấn chiếm đang có tường gạch dài 112,32 m và cao 1,8 m bao quanh. UBND phường Tích Sơn cho biết trước mắt sẽ xem xét xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ ông Bình. Nếu mức phạt vượt thẩm quyền thì phải chuyển hồ sơ lên UBND TP Vĩnh Yên giải quyết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam - năm 2024 đã tiến hành công bố kết quả và trao giải cuộc thi với sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, nhà báo, khách mời và các tác giả đoạt giải cuộc thi.
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.