Tin tức » Tin trong nước
Trồng rừng... “trên giấy” ở Bắc Cạn
(20:11:02 PM 02/04/2012)
|
“Vẽ” ra những dự án hoành tráng
Bắc Cạn có tiền năng lớn về lâm nghiệp, nhưng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước hạn chế, tỉnh nghèo, kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn nên phát triển rừng sản xuất trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện đó, tỉnh hy vọng thu hút nguồn lực của doanh nghiệp để trồng rừng sẽ góp phần khai thác tiềm năng lợi thế, đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cải thiện đời sống nhân dân. Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, các doanh nghiệp đều “vẽ” ra những dự án trồng rừng hoành tráng.
Công ty cổ phần Điện và Gỗ Bình Minh có dự án trồng 11 nghìn ha rừng sản xuất ở các huyện Pác Nặm, Ngân Sơn và thị xã Bắc Cạn với số vốn đầu tư 260 tỷ đồng, nhưng ba năm qua mới trồng được hơn 400 ha rừng, năm 2012 không trồng thêm được cây nào. Công ty TNHH Đ & G được tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án trồng 3000 ha rừng, vốn đầu tư 100 tỷ đồng; Công ty Hoàng Long có dự án trồng và bảo vệ hơn 1700 ha rừng, với số vốn đầu tư vài chục tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh còn có các doanh nghiệp như Công ty TNHH Phúc Lộc, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Lâm Hưng, Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp nông thôn miền núi được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án trồng hàng chục nghìn ha rừng, vốn đầu tư theo đăng ký rất lớn, nhưng những năm vừa qua chưa trồng được cây nào.
Bốn năm qua tỉnh Bắc Cạn đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho tám dự án trồng rừng sản xuất, đều là những dự án rất hoành tráng, trồng hàng nghìn đến hàng vạn ha, nhưng đến nay hầu hết mới chỉ trồng... “trên giấy”, hoặc trồng được một thì báo cáo mười để giữ đất. Hỏi kế hoạch trong vụ này, đại diện các công ty đều nói đang thiết kế trồng từ vài chục đến 500 ha, khi hỏi chuẩn bị về cây giống, phân bón, nhân lực, vốn để trồng thì các đơn vị này này không lý giải được trồng rừng là có thật.
Chi cục trưởng Lâm nghiệp Bắc Cạn Đàm Văn Chiến cho biết: “Công ty TNHH Đ&G báo cáo ba năm qua đã trồng được 180 ha rừng ở huyện Pác Nặm, nhưng chúng tôi đi kiểm tra, leo đồi cả buổi, vạch cây cỏ tìm mãi mới thấy vài ba cây còi cọc. Có công ty báo cáo tỷ lệ cây sống đạt 80- 90%, nhưng thực tế chỉ có 10% cây sống, với tỷ lệ cây sống ít như thế thì không thể gọi là rừng, chúng tôi đề nghị phá đi để trồng lại, nhưng họ có trồng lại đâu”. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Ma Trương Thiêm bức xúc: “Công ty Hoàng Long được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để trồng rừng, nhưng do quản lý lỏng lẻo nên đã làm mất cả sổ đỏ. Báo cáo đã trồng được 300 ha, nhưng chúng tôi đi kiểm tra phát hiện chỉ có 80 ha, đặc biệt công ty này còn tự ý hiến tặng cho Ban quản lý chùa Thạch Long gần 25 ha đất”.
Trong số hàng chục dự án được tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư thì đến nay chỉ có Công ty cổ phần Điện và Gỗ Bình Minh thật sự trồng rừng, song diện tích trồng được cũng rất thấp so với mục tiêu đề ra, nguyên nhân là do không có đất để trồng. Giám đốc Vũ Quang Minh chán nản: “Chúng tôi chọn Pác Nặm là huyện vùng sâu vùng xa nhất tỉnh, vì cho rằng ở đây đất rộng, người thưa sẽ còn nhiều đất trống để trồng rừng. Hồ sơ dự án có đầy đủ biên bản xác nhận từ thôn, bản lên đến xã, huyện rằng diện tích đất lâm nghiệp ở nhiều xã chưa sử dụng, chưa cấp cho ai, sau đó các ngành ở tỉnh xuống kiểm tra, thẩm định thì UBND tỉnh mới cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp đất cho chúng tôi trồng rừng. Nhưng đến khi chúng tôi thiết kế, đào hố để trồng rừng thì nhân dân địa phương vác dao, mang cả súng săn đến đe doạ, ngăn cản, nhận là đất của mình nên chúng tôi không trồng được”.
Không cơ quan nào quản lý những dự án trồng rừng
Mặc dù trên địa bàn tỉnh đang có hàng chục dự án đầu tư trồng rừng, nhưng hầu như không có cơ quan nhà nước nào quản lý các dự án này. Vì thế dẫn đến tình trạng trên cùng một diện tích đất cấp đến hai dự án trồng rừng. Giám đốc Công ty cổ phần Điện và Gỗ Bình Minh Vũ Quang Minh cho biết thêm: “Tỉnh đã giao đất cho chúng tôi trồng rừng ở các xã Nhạn Môn, Bằng Thành, huyện Pác Nặm rồi, nhưng sau đó lại cấp diện tích đất ấy cho dự án 3PAD trồng rừng. Tỉnh đã thu hồi, cấp đất cho chúng tôi ở nhiều nơi, sau đó nhân dân địa phương nhận đó là đất của mình, phần đất còn lại của chúng tôi mãi trên đỉnh núi, toàn đá”. Vì thế dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn trồng lại không có đất, doanh nghiệp có đất thì lại không trồng, giữ đất để xí phần. Là cơ quan được giao quản lý về lâm nghiệp trên địa bàn, nhưng Chi cục trưởng Lâm nghiệp Đàm Văn Chiến tâm sự: “Theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp, địa chỉ của nhiều doanh nghiệp ở tận đẩu đâu, chúng tôi thường xuyên không liên hệ được, không nhận được báo cáo về trồng rừng, gần đây mới biết hết mặt giám đốc các doanh nghiệp. Theo quy định, doanh nghiệp tự thiết kế, tự trồng rừng mà không cần phải thẩm tra, thẩm định nên chúng tôi không nắm được”.
Tham mưu cho UBND tỉnh cấp hàng chục giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng hoành tráng, với số vốn đầu tư của mỗi dự án lên tới cả trăm tỷ đồng, nhưng Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Triệu Ngọc Liễu cho biết: “Vốn đầu tư của những dự án trồng rừng sản xuất không thuộc đối tượng thẩm tra và chúng tôi cũng không thể thẩm tra được. Thế nên các doanh nghiệp cứ vống lên số vốn rất hoành tráng, nhưng thực chất thế nào thì chỉ có doanh nghiệp mới biết. Mặt khác, chúng tôi không có chuyên môn về lâm nghiệp nên không quản lý được họ có trồng hay không, mà họ cũng thường xuyên không báo cáo hoạt động trên địa bàn”.
Không có vốn, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Cạn vay hàng chục tỷ đồng để đầu tư trồng rừng lãi suất 14,7%/ năm, có những khoản vay phải trả lãi hằng tháng. Sau một chu kỳ bảy- tám năm rừng trồng mới được khai thác, doanh thu chỉ đủ trả vốn và lãi vay thì khác nào Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Cạn trồng rừng cho... ngân hàng.
Doanh nghiệp được phép đầu tư trồng rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn trong những năm qua và hiện nay đang trong tình trạng “ba không”, đó là không có đất, vốn và lao động. Có doanh nghiệp có có đất thì thiếu vốn, có lao động và có vốn thì không có đất, chỉ cần thiếu một trong ba yếu tố này thì không thể trồng được rừng.
Để doanh nghiệp có thể trồng được rừng, tỉnh Bắc Cạn cần rà soát tất cả các dự án, dự án nào đã có đất mà sau hai năm không trồng thì kiên quyết thu hồi; diện tích đất nào đã giao cho doanh nghiệp mà dân lại nhận là đất của mình, nhưng dân nhận mà bỏ đấy gây lãng phí thì cũng cần thu hồi để giao cho doanh nghiệp trồng rừng. Các doanh nghiệp cần có cơ chế thích hợp để cùng với nhân dân địa phương trồng, bảo vệ rừng, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng trồng mà không bao giờ trở thành rừng như đã từng diễn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.