»

Thứ sáu, 29/11/2024, 03:55:24 AM (GMT+7)

Trấn áp hải tặc trên vùng biển Việt Nam

(09:43:51 AM 24/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Nhóm hải tặc lọt vào vùng biển Việt Nam đã bị Cảnh sát biển bắt gọn chỉ sau 50 phút trấn áp.

 

Trấn[-]áp[-]hải[-]tặc[-]trên[-]vùng[-]biển[-]Việt[-]Nam
11 nghi can bị Cảnh sát biển bắt giữ

 

Hôm qua 23.11, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành lấy lời khai 11 nghi can trong vụ cướp tàu Zafirah. Tuy nhiên, do nhiều người không biết tiếng Anh nên việc lấy lời khai gặp khó khăn. Trước nghi vấn nhóm cướp là người Indonesia, một thủy thủ (người Indonesia) cho rằng: "Rất khó phân biệt là người Indonesia hay Malaysia. Bởi khi thực hiện vụ cướp tàu, những tên cướp nói tiếng Melayu. Đây là ngôn ngữ mà người Indonesia và Malaysia đều sử dụng trong giao tiếp".

 

Đại diện Lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM hôm qua cũng đã có mặt tại TP.Vũng Tàu thăm hỏi các thủy thủ tàu Zafirah bị cướp tấn công.

 

Những tên cướp che mặt

 

 

 
 
Lúc 12 giờ 30 ngày 23.11, tàu Zafirah đã được lực lượng Cảnh sát biển đưa vào neo đậu tại vùng biển Bãi Trước (TP.Vũng Tàu) để phục vụ cho công tác điều tra. Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, niêm phong hàng hóa (hơn 320.000 lít MGO - phụ liệu xăng dầu) trên tàu. Theo ghi nhận của Thanh Niên, phần ca bin tàu Zafirah bị hư hỏng nặng bởi bọn cướp biển đã phá hủy các thiết bị định vị, liên lạc.
 

 

Thuyền trưởng Sann Winnaung (quốc tịch Indonesia) cho biết, ngày 16.11, tàu Zafirah cùng 9 thủy thủ (5 người Myanmar và 4 người Indonesia) chở dầu rời cảng Pasir Gudang đến cảng Miri (Malaysia). Khi tàu đang hành trình ngang vùng biển Indonesia thì bị một tàu lạ cập mạn tàu. “Những người này che mặt và nhảy lên tàu Zafirah, dùng súng ngắn và dao dài khống chế thủy thủ đoàn rồi nhốt chúng tôi vào ca bin. Hằng ngày họ chỉ cho chúng tôi một ít thức ăn...”, thuyền trưởng này kể. “Họ dọa chúng tôi nếu không chịu hợp tác sẽ bị giết. Chúng tôi rất lo sợ và luôn xin họ tha mạng”, Phó 2 tàu Zafirah, anh La Ode Muhamamad Yasrin (23 tuổi, quốc tịch Indonesia) kể thêm.

 

Thuyền trưởng Sann Winnaung cho biết thêm, đến 21 giờ 30 ngày 20.11, những tên cướp biển ép các thủy thủ xuống một xuồng cứu sinh để trôi tự do trên biển. Trong nhiều giờ lênh đênh trên biển, các thủy thủ này trôi dạt vào vùng biển Việt Nam và được 2 tàu cá ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang đánh bắt ngoài khơi phát hiện và tổ chức cứu vớt; đồng thời báo cơ quan chức năng đưa các thủy thủ bị nạn vào bờ.

 

Trấn[-]áp[-]hải[-]tặc[-]trên[-]vùng[-]biển[-]Việt[-]Nam
Tàu Zafirah bị thay đổi tên thành Sea Horse

 

Tìm kiếm và trấn áp

 

Phó chỉ huy Vùng 3 - Cảnh sát biển Việt Nam, đại tá Đinh Văn Nghiêm cho biết: “Sau khi nhận được tin báo tàu Zafirah bị cướp biển tấn công, Cảnh sát biển Việt Nam đã cử nhiều tàu tuần tra tìm kiếm. Chiều 20.11, nguồn tin cho biết có một tàu nước ngoài khả nghi cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 50 hải lý nên chúng tôi cho tàu ra giám sát, nhưng tàu này đã rời khỏi hiện trường và mất dấu. Chúng tôi đã điều các tàu đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa và một số tàu khác ở Vũng Tàu xuất phát đi tìm”.

 

Theo đại tá Nghiêm, tàu Cảnh sát biển chia thành 2 biên đội tổ chức truy tìm con tàu khả nghi. Khoảng 2 giờ 20 ngày 22.11, biên đội tàu Cảnh sát biển 4031, 4034 đã phát hiện tàu Sea Horse đang neo đậu cách mũi Vũng Tàu hơn 40 hải lý. Do con tàu này có nhiều điểm nghi vấn như tên tàu viết bằng sơn và mũi tàu cũng được thay đổi màu sơn. Kế bên chữ Sea Horse có dòng chữ Zafirah đã bị sơn đen cùng với màu thân tàu. Nghi ngờ đây chính là con tàu bị cướp, nên lực lượng Cảnh sát biển tổ chức theo dõi từ xa.

 

Để củng cố thêm chứng cứ, khoảng 11 giờ ngày 22.11, Cảnh sát biển Việt Nam đưa thuyền trưởng Sann Winnaung, thuyền phó Zaw Lwin, máy trưởng tàu Zafirah ra vị trí tàu Sea Horse neo đậu để tiến hành nhận dạng. Sau khi xác định tàu Sea Horse chính là tàu Zafirah, lúc 16 giờ cùng ngày, lực lượng Cảnh sát biển đã dùng loa, yêu cầu những tên cướp đầu hàng. Tuy nhiên, những tên cướp này vẫn ngoan cố nhổ neo bỏ chạy. Lực lượng Cảnh sát biển đã bắn nhiều phát súng chỉ thiên nhưng những người này vẫn không chịu đầu hàng.

 

Trước tình thế đó, đại tá Lê Xuân Thanh, Chỉ huy trưởng Vùng 3 - Cảnh sát biển Việt Nam đã trực tiếp xin ý kiến thủ trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam và quyết định tấn công bọn cướp biển. Lệnh bắn cảnh cáo lần 1 bằng súng bộ binh vào phía mũi tàu được thực thi nhưng bọn chúng không chấp hành mà con tăng tốc bỏ chạy. Đại tá Thanh chỉ huy lệnh bắn cảnh cáo lần 2 vào ca bin và tiếp tục tuyên truyền nếu bỏ chạy sẽ bắn tiêu diệt, lúc này bọn chúng mới đầu hàng.

 

Sau 50 phút trấn áp, Cảnh sát biển Việt Nam đã bắt gọn toàn bộ 11 tên cướp biển, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị. Hiện 11 tên cướp biển đã được giam giữ tại Trại giam Phước Cơ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

 

Toán cướp rất manh động

Trao đổi với PV chiều qua, đại tá Nguyễn Quang Đạm, Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển Việt Nam nhận định: việc trấn áp thành công nhóm cướp biển là một chiến công mới của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

 

Xin ông cho biết thêm về quá trình chỉ đạo, xử lý vụ việc?

 

Trước khi lực lượng Cảnh sát biển thực hiện trấn áp thì có rất nhiều thông tin liên quan. Sau khi cướp được tàu chúng đã có hành động dã man và tàn bạo là đẩy 9 thuyền viên của chiếc tàu bị cướp xuống biển, thay đổi lịch trình, đồng thời sơn lại các số hiệu nhận diện của tàu... Tóm lại đánh giá ban đầu đây là toán cướp rất manh động, tàn ác, đồng thời cũng có kế hoạch rất cụ thể và chuyên nghiệp. Qua lời khai của thuyền trưởng thì toán cướp biển còn có vũ khí nóng, dao, kiếm. Khi xử lý hoàn toàn có thể xảy ra tình huống xấu. Lịch sử các vụ xử lý cướp biển ở nhiều quốc gia cho thấy sự tổn thất và thiệt hại ở cả hai bên là không tránh khỏi. Trong vụ việc này do có sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, sự linh hoạt và tinh thần dũng cảm quyết liệt chống tội phạm của những cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia đã giúp chúng ta xử lý thành công.

 

Ông đánh giá thế nào về sự trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển trong thời gian qua?

 

Cảnh sát biển là lực lượng mới, đang trong quá trình vừa xây dựng vừa phát triển, đã và đang được Đảng, Nhà nước, Quân đội quan tâm đầu tư nhiều. Trong thời gian qua, lực lượng đã được trang bị nhiều phương tiện hiện đại như tàu tuần tra lớn 2.000 tấn, máy bay tuần thám biển. Năng lực của lực lượng sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới. Trong những năm qua, lực lượng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Chúng tôi đánh giá với năng lực và trang thiết bị hiện nay, lực lượng có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh, an toàn để các ngành, các lực lượng và nhân dân yên tâm hoạt động trên biển.

 

Còn những khó khăn hiện nay?

 

Phải nói rằng tình hình hướng biển của VN là rất nhạy cảm và có nhiều những vấn đề phức tạp. Quá trình giải quyết xử lý toàn diện nếu không linh hoạt, không nắm vững quan điểm chỉ đạo, dễ bùng phát các vấn đề khó xử lý. Đó là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, tôi tin rằng trong thời gian tới với sự chỉ đạo của Đảng, quân đội, sự phối hợp của các ngành thì những vấn đề đó sẽ từng bước được giải quyết.

 

Trường Sơn (thực hiện)

 

 

(Nguồn: Nguyễn Long/TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trấn áp hải tặc trên vùng biển Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước

(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI