Tin tức » Tin trong nước
TPHCM: Sẽ cấm khai thác nước ngầm
(09:19:46 AM 29/06/2013)Ngày 28-6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM đã làm việc với các KCN-KCX và các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn thành phố về vấn đề khai thác nước ngầm.
Trụ giếng khoan khai thác nước ngầm trong KCN Tân Tạo, quận Bình Tân. (Ảnh do Trung tâm Địa tin học - ĐHQG TP HCM cung cấp)
Sử dụng nước sông
Theo ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng Phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Sở TN-MT, thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 46 đơn vị (công ty hạ tầng và DN) thuộc 8 KCX-KCN trên địa bàn TP HCM được cấp phép khai thác nước ngầm với lưu lượng 34.270 m3/ngày đêm. Trong đó, các KCN Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Linh Trung 1 và 2 do Bộ TN-TM cấp phép(vì lưu lượng khai thác trên 3.000 m3/ngày đêm).
Theo quy hoạch cấp nước TP HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố chủ yếu khai thác và sử dụng nước từ hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, hạn chế khai thác nước ngầm. Cụ thể, đến năm 2025, lượng nước ngầm cho phép khai thác toàn TP HCM là 100.000 m3/ngày đêm.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP HCM, Sở TN-MT đang phối hợp với Liên đoàn Quy hoạch - Điều tra tài nguyên nước miền Nam (Bộ TN-MT) thực hiện bản đồ khoanh vùng cấm và hạn chế khai thác nước ngầm, với 3 mốc thời gian: Đến năm 2015, không khai thác nước ngầm ở 13 quận nội thành cũ và KCN Vĩnh Lộc, KCN Tân Tạo. Năm 2016-2020, không khai thác nước ngầm các quận - huyện còn lại (trừ quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi), KCN Tân Bình, Bình Chiểu, Linh Trung 1 và 2. Từ năm 2021-2025, cấm khai thác nước ngầm quận 12, KCN Tân Thới Hiệp và KCN Tân Phú Trung.
Hạn chế, không nên cấm
Đại diện một DN trong KCN Vĩnh Lộc tỏ ra lo lắng nếu lộ trình được thông qua, chỉ còn 2 năm nữa thì KCN này sẽ bị cấm khai thác nước ngầm. Liệu khi đó, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn có cung cấp đến và đủ cho KCN này?
Đây cũng là vấn đề được tất cả DN quan tâm và kiến nghị giãn lộ trình sau năm 2015, đồng thời không nên cấm hẳn mà chỉ hạn chế việc khai thác nước ngầm. Theo đại diện KCN Tân Bình, chưa nói độ "phủ sóng" chưa đầy đủ cả TP HCM, chất lượng nước của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hiện chưa ổn định. Liệu tổng công ty có bảo đảm hoàn toàn cung cấp nước đủ lượng - chất cho các đơn vị sản xuất và có hợp đồng chịu trách nhiệm bồi thường nếu xảy ra tổn thất do nguồn nước không bảo đảm?
Trong khi đó, đại diện KCX Linh Trung nêu trường hợp thi công bất ngờ, cúp nước lâu mà các công ty cấp nước không báo kịp với DN hoặc những trường hợp khẩn như chữa cháy, nguồn nước ngầm là rất quan trọng. Bên cạnh đó, một số ngành nghề sản xuất chỉ cần nguồn nước thô, nếu sử dụng nguồn nước cấp (đạt chuẩn sinh hoạt, ăn uống…) thì quá lãng phí, giá cũng không rẻ nên sẽ kéo theo chi phí sản xuất tăng lên 6-7 lần.
Đại diện KCN Vĩnh Lộc cho biết giấy phép đầu tư KCN này được cơ quan chức năng cấp thể hiện rõ: 5 năm đầu sử dụng nguồn nước ngầm, sau đó sẽ sử dụng nguồn nước cấp từ TP HCM. Thế nhưng, KCN hoạt động đã hơn 16 năm, nguồn nước cấp vẫn chưa về đến. Công ty hạ tầng đã đầu tư 5 trạm cấp nước với công suất.
12.500 m3/ngày đêm nhưng chỉ cấp 5.000 m3/ngày đêm. Lượng nước dư đủ để cấp cho 3 DN trong KCN được sở cấp phép khai thác nước ngầm riêng. Nước cấp của KCN Vĩnh Lộc chia thành 2 loại: Nước thô (giá 4.000 đồng/m3) và nước sạch đã qua xử lý đáp ứng theo nhu cầu của các DN.
"Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn có nguồn nước thô để cung cấp không? Nếu cấm khai thác nước ngầm, công ty hạ tầng có được tính lại chi phí đầu tư? Giải quyết được 2 vấn đề trên, chúng tôi sẽ chấp hành" - đại diện KCN Vĩnh Lộc nói.
Sử dụng đa nguồn nước
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM, việc khai thác nước ngầm hiện nay đang gây nhiều tác động xấu: Sụt lún đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt…TP HCM có 6 tháng mưa và nhiều DN có mặt bằng rộng nhưng không tận dụng nguồn nước này để sản xuất. Việc cấm khai thác nước ngầm là để bảo vệ tài nguyên và hướng DN đến việc sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước thay thế.
"Việc hạn chế và cấm khai thác nước ngầm thực hiện theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Nguyên tắc xây dựng bản đồ khoanh vùng cấm - hạn chế khai thác nước ngầm dựa trên khả năng của các nguồn cung cấp nước khác. Để thực hiện được lộ trình, còn rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Vì thế, Sở TN-MT sẽ tiếp tục tổ chức nhiều đợt lấy ý kiến để bổ sung, hoàn chỉnh bản đồ trình lên UBND TP HCM" - ông Nam cho biết. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.