Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 24/11/2024, 23:51:35 PM (GMT+7)
TP HCM sẽ di dời 5.000 người nếu áp thấp nhiệt đới vào
(11:10:59 AM 05/11/2016)(Tin Môi Trường) - Sáng 5/11, ông Đỗ Tấn Long – Trưởng phòng thoát nước (Trung tâm chống ngập TP HCM) - cho biết, áp thấp nhiệt đới vào Đông Nam Bộ lần này trùng với thời điểm hồ Dầu Tiếng xả lũ xuống Sài Gòn với lưu lượng 200 m3 mỗi giây, khả năng ngập úng có thể xảy ra.
>> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm >> Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9 >> Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
Cơn bão Pakhar từng vào TP HCM 4 năm trước gây ngã cây hàng loạt. Ảnh: H.C
Dự báo lượng mưa vào trưa, chiều nay trên địa bàn TP HCM vào khoảng 50-100 mm. Trung tâm chống ngập đã triển khai cho đơn vị thuê bao là Công ty thoát nước đô thị thành phố kiểm tra, rà soát lại tất cả các điểm có nguy cơ ngập, túc trực ở hơn 40 trạm bơm nếu xảy ra ngập phải bơm nước ứng cứu liền. Đồng thời, theo dõi việc xả lũ của hồ Dầu Tiếng để đóng van ngăn triều khi nước sông Sài Gòn dâng cao.
"Đơn vị thoát nước cũng tập trung toàn bộ nhân lực với hơn 500 người rải đều các quận huyện và túc trực 24/24 để khi xảy ra ngập là xử lý liền", ông Long nói và cho biết 30 phương tiện máy móc thiết bị (xe cẩu, xe tải, xe hút, máy bơm) cũng được huy động thường xuyên tham gia chống ngập.
Chủ tịch UBND huyện đảo Cần Giờ Nguyễn Minh Dũng cho hay đã lên phương án di dời người dân trên địa bàn từ chiều 3/11, ngay khi vừa có thông tin áp thấp nhiệt đới hướng vào Đông Nam Bộ. Theo phương án chuẩn bị, huyện sẽ di dời khoảng 1.300 hộ dân (4.000-5.000 người) ở các khu vực ven sông, ven biển, địa bàn sung yếu để bố trí ở tạm ở các trường học, đồn biên phòng... Vấn đề lương thực, thực phẩm cũng đã được tính toán để bảo đảm cho người dân khi di dời.
"Chiều qua, chúng tôi cùng Ủy ban tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão thành phố đi kiểm tra thực tế địa bàn một lần nữa. Nói chung đã sẵn sàng khi có lệnh của UBND thành phố sẽ thực hiện di dời ngay", ông Dũng nói.
Trước đó, nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến gần bờ, UBND TP HCM có công điện khẩn yêu cầu tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng... không được xuất bến. Các cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ như gấu, cá sấu... cần gia cố chuồng trại hoặc di chuyển về nơi an toàn tránh xổng chuồng gây nguy hiểm cộng đồng.
Thành phố yêu cầu các trường cân nhắc cho học sinh, sinh viên nghỉ học nếu cần thiết. Tàu thuyền bị cấm ra khơi hoạt động thủy sản, các tàu còn trên sông biển phải vào bờ tìm nơi trú an toàn.
Lực lượng quân đội, công an cùng các đơn vị chức năng phải đốc thúc thực hiện các chỉ đạo này. Sẵn sàng các phương án để cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống xấu. Các chi tiết về vị trí, tình hình áp thấp nhiệt đới phải được thông báo đến từng chủ tàu.
Các lực lượng chuẩn bị ngay các phương án di dời người dân, đảm bảo đủ nguồn cung nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men... Đặc biệt, huyện Cần Giờ phải chủ động lập phương án di tản người dân xã đảo Thạnh An và các hộ dân có nhà đơn sơ dọc sông rạch.
Hiện, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km. Khi vào đất liền có thể suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ nay đến sáng 6/11 ở Nam Bộ có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến khoảng 50-150 mm, có nơi trên 200 mm. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, Đăc Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng có mưa vừa, mưa to với lưu lượng 50-150 mm.
Lần gần nhất Sài Gòn có bão là tháng 4/2012. Cơn bão Pakhar vào TP HCM với gió mạnh, mưa lớn đã khiến nhiều nhà bị sập, hàng loạt cây cổ thụ bật gốc, bến phà Cát Lái phải ngưng hoạt động...
T. H
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.