Tin tức » Tin trong nước
Tôm Việt Nam tiếp tục bị kiện ở Mỹ
(07:39:40 AM 03/01/2013)
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết ngày 28/12, một nhóm các công ty tôm của Mỹ đã nộp đơn kiện chống trợ cấp (còn được gọi là vụ kiện “thuế chống trợ giá”) đối với mặt hàng tôm từ Việt Nam và một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Eduador. Hiện Mỹ duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan.
Theo công ty Mayer Brown JSM, với đơn kiện này, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được “các khoản trợ cấp” không chính đáng từ chính phủ Việt Nam hay không (ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, DOC sẽ áp đặt một khoản “thuế chống trợ giá” bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Mỹ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá).
Trên thực tế, quy trình và thủ tục của vụ kiện thuế chống trợ giá này rất giống với quy trình và thủ tục của vụ kiện chống bán phá giá ban đầu (chỉ khác ở chỗ thay vì điều tra bán phá giá, Bộ thương mại Mỹ sẽ điều tra về trợ cấp).
Tôm Việt đang có nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp, bên cạnh loại thuế chống bán phá giá mà doanh nghiệp Việt đang phải chịu khi xuất tôm vào Mỹ. Ảnh: VASEP |
VASEP đã thông tin về vụ kiện cho các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, các bên sẽ tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh, trả lời cho phía chính phủ Mỹ. Lãnh đạo VASEP khẳng định, đối với vụ kiện chống trợ cấp thì vai trò của chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại.
Theo ông Hòe, vụ kiện chống trợ cấp với tôm Việt Nam dự kiến kéo dài hơn một năm. Có 2 cơ quan thụ lý hồ sơ. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ có nhiệm vụ điều tra tôm Việt gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp nội địa Mỹ nhiều hay ít. Thứ hai, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tính toán mức thiệt hại mà tôm Việt gây ra cho các doanh nghiệp Mỹ ở mức bao nhiêu. Từ đó, chính phủ Mỹ sẽ áp đặt một khoản thuế chống trợ giá.
Ông Hòe cho biết chính phủ Mỹ sẽ điều tra tại sao giá tôm Việt khi vào thị trường Mỹ lại thấp hơn giá của doanh nghiệp nội địa, chẳng hạn như doanh nghiệp Việt có nhận được khoản vốn của nhà nước Việt Nam về lãi suất ưu đãi hay không…
Hiện xuất khẩu tôm Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi thông tin này. Tuy nhiên, lãnh đạo VASEP cho rằng, xét về mặt tâm lý, cả nhà nhập khẩu lẫn xuất khẩu tôm Việt có thể hơi chùn lại.
"Nếu chính phủ Mỹ kết luận tôm Việt bán theo giá được trợ cấp thì doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn. Bởi khi đó, con tôm bị áp cả 2 loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp", ông Hòe nói.
Thông tin từ Mayer Brown JSM, trong 45 ngày tới, Ủy Ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) sẽ đưa ra quyết định ban đầu về việc có hay không thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, khoảng 25 ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra việc áp dụng thuế chống trợ giá này.
Bộ Thương mại Mỹ sẽ gửi bảng câu hỏi về số lượng và giá trị xuất khẩu cho tất cả các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam mà phía Mỹ có thông tin. Công ty Việt Nam sẽ được yêu cầu trả lời một cách chính xác và đầy đủ bảng câu hỏi đó, nộp lại Bộ Thương mại Mỹ theo cách thức phù hợp (trường hợp không tham gia trả lời bảng câu hỏi, công ty Việt Nam sẽ bị áp đặt mức thuế chống trợ giá rất cao, có khả năng khiến họ không thể nào xuất khẩu sang Mỹ).
Sau khi các câu trả lời cho bảng câu hỏi số lượng và giá trị xuất khẩu đã được nộp, Bộ Thương mại Mỹ sẽ chọn 2, 3 hoặc 4 nhà xuất khẩu Việt Nam lớn nhất làm “bị đơn bắt buộc”. Các bị đơn bắt buộc này sẽ nhận được bảng câu hỏi chi tiết liên quan đến thuế chống trợ giá từ Bộ Thương mại Mỹ và phải trả lời bảng câu hỏi đó (cùng với bảng câu hỏi bổ sung, nếu có), ngoài ra các viên chức của Bộ Thương mại Mỹ sẽ kiểm tra cơ sở của các bị đơn bắt buộc.
Đây là lần thứ 2 trong khoảng 10 năm qua, con tôm Việt gặp rào cản pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Vụ kiện chống bán phá giá tôm cũng được nguyên đơn Mỹ khởi động vào dịp giáp Tết, thời điểm gây khó khăn cho phía doanh nghiệp Việt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.