Tin tức » Tin trong nước
Toàn thế giới nóng hừng hực
(07:46:20 AM 02/07/2015)Hiện tượng toàn cầu ấm dần lên bị xem là yếu tố góp phần trầm trọng hóa tình trạng nắng nóng trên thế giới những năm gần đây, gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng và làm hàng ngàn người tử vong.
Châu Âu quằn quại
Châu Âu là “nạn nhân” mới nhất của thời tiết nóng bất thường. Vùng Gironde ở miền Tây Nam nước Pháp ngày 30-6 hứng cái nóng 42 độ C trong bối cảnh nước này đối mặt mùa hè nóng nhất 10 năm qua. Nhà chức trách Pháp thực hiện một loạt biện pháp ứng phó đặc biệt như mở cửa các nơi có máy điều hòa đón cư dân, tư vấn qua điện thoại cho người lớn tuổi, người không thể rời khỏi nhà vì bệnh tật.
Theo hãng tin AP, giới chức nước này cảnh báo đợt nắng nóng năm nay ở Pháp có thể khắc nghiệt hơn năm 2003, năm nắng nóng kỷ lục với hàng ngàn người chết. Sau Pháp, thủ đô London của Anh có thể chịu đợt nắng nóng không kém và ngày 1-7 (giờ địa phương) nhiều khả năng là ngày nóng nhất trong thập kỷ tại xứ sở sương mù với nhiệt độ dự kiến lên đến 36 độ C. Nhiều đoàn tàu được lệnh chạy chậm hơn bình thường, thậm chí một số tuyến bị hủy vì sợ đường ray bị oằn do sức nóng.
Trẻ em tránh nóng tại một đài phun nước ở thủ đô Paris - Pháp hôm 30-6 Ảnh: AP
Nhà chức trách Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã ban bố báo động khi nhiệt độ có lúc vượt ngưỡng 40 độ C. Nhìn chiếc nhiệt kế dừng tại mốc 37 độ C tại thủ đô Madrid - Tây Ban Nha, cô Maria Cerezo, một nhân viên cửa hàng, nói mình chẳng tài nào ngủ nổi và chỉ muốn đi làm ngay để hưởng máy điều hòa.
Trong khi đó, ông Jesus Gutierrez, một người bán nước tại quảng trường Plaza de Colon ở Madrid, kể: “Nước, nước, nước… đó là tất cả những gì khách hàng hỏi”. 30 người phải nhập viện vì say nắng ở Madrid kể từ khi đợt nắng nóng bắt đầu vào ngày 25-6.
Châu Á khô hạn
Các bang Oregon, Washington và Idaho ở bờ Tây nước Mỹ cũng rơi vào cảnh nắng nóng, dẫn đến một loạt vụ cháy rừng trong mấy tuần qua. Khắp châu Á cũng chịu chung số phận.
Trung tâm Khí tượng Trung Quốc vào cuối tháng 6 đã cảnh báo về nhiệt độ tăng cao ở miền Nam đất nước, trong đó có những nơi lên đến 39 độ C. Thời tiết khắc nghiệt khiến Trường ĐH Sư phạm trung ương TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc phải mở cửa phòng tập thể dục có điều hòa để sinh viên ngủ tập thể.
Ở Malaysia, Cơ quan Khí tượng đang đợi chính phủ bật đèn xanh cho việc “gieo mây” (phương pháp có thể thay đổi lượng mưa hoặc kiểu mưa bằng cách rải vào không khí các chất hóa học đặc biệt). Thời tiết khô nóng đã hút cạn nhiều hồ chứa khắp Malaysia.
Tại Thái Lan, 22 trong số 76 tỉnh đang đối mặt tình trạng hạn hán, buộc nhà chức trách yêu cầu nông dân ở lưu vực sông Chao Phraya hoãn trồng lúa cho đến khi trời mưa.
Trước đó, nắng nóng vào cuối tháng rồi đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.150 người Pakistan khi nhiệt độ một số địa phương lên đến 44 độ C, mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1981. Mất điện khiến người dân không thể dùng quạt; nước và đèn cũng không có trong lúc nhiều người Hồi giáo không được ăn hoặc uống vào ban ngày vào tháng chay Ramadan.
Vài tuần trước đó, hơn 2.000 người đã thiệt mạng vì nắng nóng ở Ấn Độ - số tử vong cao nhất ghi lại trong hai thập kỷ qua.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/11, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức tổ chức Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam cùng với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.