Tin tức » Tin trong nước
Thừa Thiên - Huế:Trục vớt tàu Malaysia, 4 thợ lặn ngạt khí độc chết tại khoang
(08:32:02 AM 19/06/2013)Chiếc tàu sắt nơi bốn thợ lặn bị chết do hít phải khí độc- Ảnh Nguyên Linh
Đến 20g ngày 18-6, thi thể nạn nhân thứ tư là anh Văn Công Thang (32 tuổi, trú Đồng Tháp) vẫn chìm sâu dưới khoang tàu Onnekas One.
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phong tỏa hiện trường, đình chỉ hoạt động trục vớt tàu gặp nạn và di tản toàn bộ công nhân ra khỏi khu vực để tránh khí độc.
Bốn thợ lặn tử nạn gồm Võ Văn Thuận (38 tuổi trú Đồng Tháp) Văn Công Thang (33 tuổi, trú Đồng Tháp), Phan Văn Mạnh (39 tuổi, trú huyện Bến Lức, Long An) và Phan Văn Hiệp (19 tuổi, trú tỉnh Tiền Giang). Cả bốn người này lần lượt tử vong trong khoang tàu balas - phần đầu của chiếc tàu Onnekas One (quốc tịch Malaysia) gặp nạn tại vùng biển Thừa Thiên - Huế vào tháng 12-2012.
Sau khi gặp nạn chủ tàu Onnekas One đã hợp đồng thuê Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Sài Gòn trục vớt, sau đó Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Sài Gòn thuê lại Công ty TNHH trục vớt Long An thực hiện. Trưa 18-6, nhóm thợ lặn của Công ty TNHH trục vớt Long An đang tiến hành bơm nước từ khoang chiếc tàu gặp nạn bị chìm ra bên ngoài thì đầu rồng gặp sự cố.
Thợ lặn Võ Văn Thuận nhảy xuống khoang balas để kiểm tra vòi bơm thì bị ngạt thở, la thét vẫy vùng. Nghe tiếng Thuận kêu cứu, anh Văn Công Thang lập tức nhảy xuống khoang tàu để ứng cứu và cũng bị ngạt khí độc. Tiếp đó, anh Phan Văn Mạnh và Phan Văn Hiệp cùng nhảy xuống khoang để ứng cứu đều tử vong.
Hiện cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đang làm rõ nguyên nhân những cái chết thương tâm này.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên - Huế:Trục vớt tàu Malaysia, 4 thợ lặn ngạt khí độc chết tại khoang
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị BCH Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) năm 2024 diễn ra ngày 26/11, tại Hà Nội, đại diện các Bộ: Nội vụ và Bộ TN-MT đều phát biểu, đánh giá cao vai trò cuả Hội trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước; đồng thời bày tỏ hy vọng VACNE thực hiên tốt Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, có hiệu lực từ ngày hôm nay.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.