»

Thứ hai, 25/11/2024, 04:44:15 AM (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Không ai được chủ quan với cơn bão số 3"

(20:05:32 PM 18/08/2016)
(Tin Môi Trường) - Chiều 18/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương về cơn bão số 3. Nghe lãnh đạo cơ quan khí tượng báo cáo về tình hình cơn bão, Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng không được chủ quan với bão này vì diễn biến bão khó lường.
Thủ[-]tướng[-]Nguyễn[-]Xuân[-]Phúc:[-]"Không[-]ai[-]được[-]chủ[-]quan[-]với[-]cơn[-]bão[-]số[-]3"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với cơ quan khí tượng thủy văn về cơn bão số 3. Ảnh: Thắng Quang.

 

Thủ tướng đánh giá đây là cơn bão mạnh, ảnh hưởng sâu vào đất liền, gió mạnh kéo dài. Ngoài các tỉnh ven biển, các tỉnh trong đất liền bị ảnh hưởng phải báo động để người dân biết.

"Mong là bão không vào bờ. Bão vào bờ, chúng ta chủ động phòng chống còn tốt hơn là chủ quan bão không vào rồi để thiệt hại. Không ai được chủ quan với cơn bão số 3. Phòng chống có thể tốn kém một ít, nhưng nếu để chủ quan gây thiết hại thì phải chịu trách nhiệm rất lớn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
 
Thủ tướng cũng chia sẻ những khó khăn với ngành khí tượng thủy văn. Ông yêu cầu cơ quan khí tượng phải chủ động dự báo, hợp tác quốc tế để có thông tin dự báo cảnh báo sớm, đầy đủ hơn.
 
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá đây là cơn bão mạnh, ảnh hưởng sâu vào đất liền, gió mạnh kéo dài. Vì vậy, ngoài các tỉnh ven biển, các tỉnh trong đất liền bị ảnh hưởng đều phải báo động cho người dân biết.
 
“Các tỉnh miền Bắc mới bị mưa bão, lúa ngập vừa mới ngượng dậy nếu ngập tiếp do mưa bão thì rất nguy hại. Vì vậy, ngành điện lực phải ứng trực xử lý sự cố sớm, cấp điện nhanh cho các trạm bơm thoát nước. Điện lực phải quán triệt để khắc phục nhanh đừng để bão hết 1 ngày rưỡi mà chưa có điện", Thủ tướng nói.
 
Ngoài ra, Thủ tướng lưu ý cần hạn chế thiệt hại về người. Miền núi phía Bắc mưa từ 150-200 mm thì rất dễ sạt lở chết người. Những nơi này phải triển khai phương án phòng chống ngay bây giờ. Các ngành đều phải có phương án phòng tránh.
 
Thủ tướng đề nghị từ ngày 19/8 dừng tất cả các cuộc họp hành ở địa phương và cả trung ương, để dành thời gian tập trung phòng chống, cứu tính mạng và tài sản của nhân dân. Các địa phương bị ảnh hưởng bão cho học sinh nghỉ học trước khi bão đổ bộ.
 
Cùng ngày, Văn phòng Chính phủ phát công điện của Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa hủy các cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão số 3.
 
Công điện nêu rõ: Bão số 3 là cơn bão mạnh, đang đổ bộ vào nước ta, dự báo có phạm vi ảnh hưởng rộng, tiếp tục mạnh thêm, diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng, tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão, mưa lũ, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành và các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa dừng các cuộc họp không cấp thiết để tập trung chỉ đạo phòng, chống bão.
 
Thủ tướng Chính phủ phân công Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng và Quảng Ninh; Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đi Nam Định và Thái Bình; Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đi Ninh Bình và Thanh Hóa.
 
Chiều 18/8, vị trí tâm bão số 3 ở trên vùng biển phía đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/h), giật cấp 10-12.
 
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, đi vào vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 1h ngày 19/8, vị trí tâm bão ở trên vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/h), giật cấp 12-14.
 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, ở Vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-8. Vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-14. Sóng biển cao từ 4-6 m
 
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão không thay đổi hướng di chuyển, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 
Đến 13h ngày 19/8, vị trí tâm bão ở trên vùng bờ biển Quảng Ninh - Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/h), giật cấp 12-14.
 
Ngày 19/8, khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 8-10, giật cấp 12-14. Các nơi khác thuộc phía Đông Bắc Bộ, Nghệ An, Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-11. Vùng ven biển từ Nam Quảng Ninh đến Nam Định có nước dâng bão kết hợp thủy triều cao 3-4 m.
 
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, sau đó là tây tây bắc, mỗi giờ đi được 20 km, đi vào đất liền với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sau đó, bão đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau là một vùng áp thấp.
 
Đến 13h ngày 20/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở trên khu vực thượng Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).
 
Chiều 18/8 đến hết ngày 20/8, mưa lớn diện rộng xuất hiện trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 400 mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ, Hà Tĩnh - Quảng Bình phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250mm.
 
Cơ quan khí tượng cảnh bão lũ quét, sát lở đất ở miền núi phí Bắc, Bắc Trung Bộ, ngập úng ở đồng bằng Bắc Bộ.
T.H
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Không ai được chủ quan với cơn bão số 3"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI