Tin tức » Tin trong nước
Thứ năm, 31/10/2024, 00:20:03 AM (GMT+7)
Thủ tướng: Ngành tài nguyên và môi trường sẽ bứt phá thế nào?
(18:08:35 PM 08/01/2019)(Tin Môi Trường) - Sáng 8/1, dự Hội nghị của ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, xoáy vào các vướng mắc, vấn đề nổi cộm, bức xúc hiện nay của ngành để tập trung giải quyết.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu mở đầu, định hướng thảo luận tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao báo cáo của Bộ TM&MT, một bản báo cáo được chuẩn bị công phu, nêu ra nhiều vấn đề.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận nhiều hơn, nói thẳng, nói thật, “không sợ mất lòng” về các vướng mắc, vấn đề bức xúc hiện nay trong ngành. Ví dụ như, vấn đề xã hội hóa một số lĩnh vực trong ngành TN&MT được triển khai đến đâu. Hay vướng mắc về thủ tục hành chính, phân cấp, giao quyền như thế nào. Tình hình đánh giá môi trường (DTM) tại các dự án ra sao, có thực chất hay không. “Rồi vấn đề cán bộ trong hệ thống chúng ta mà tôi cho rằng rất quan trọng vì có quyền hạn lớn trong lĩnh vực quản lý, phẩm chất, đạo đức, năng lực cán bộ như thế nào”, Thủ tướng nói và đánh giá cao việc khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh của Bộ TN&MT.
Đặc biệt, Thủ tướng muốn nghe các ý kiến về các bức xúc hiện nay của ngành TN&MT, có phải vấn đề dòng sông chết, hay là vấn đề hạ mực nước ngầm do khai thác bừa bãi, đất đai nông, lâm trường, khai thác cát bừa bãi… và nhất là thể chế, chính sách. Thể chế, chính sách nào để giải phóng, tạo điều kiện cho hệ thống TN&MT phát triển, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường.
Thủ tướng đề nghị xoáy vào bức xúc, vấn đề nổi cộm hiện nay để tập trung xử lý, giải quyết như việc áp dụng công nghệ 4.0, một vấn đề quan trọng đối với ngành, có quan hệ trực tiếp đối với công tác phòng chống thiên tai, “chúng ta hiện đại hóa, kết nối, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới của thế giới thì sẽ giảm thiệt hại thế nào?”. Hay vấn đề hạn chế sử dụng túi nylon, rác thải nhựa, rác thải đại dương, cũng như việc xử lý rác thải ở nông thôn thế nào, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan, ngành nào: TN&MT, nông nghiệp và phát triển nông thôn hay xây dựng? Rác thải nhiều nhưng có tình trạng nhà đầu tư không có rác để xử lý thì trách nhiệm quản lý ra sao?
Đề cao vai trò của các tổng cục, các cục thuộc Bộ TN&MT, các sở TN&MT, UBND các tỉnh trong xử lý các vấn đề này, Thủ tướng cho biết, phương châm hành động “12 chữ” của Chính phủ có chữ “bứt phá” và đặt vấn đề “bứt phá” trong ngành TN&MT là gì và nếu tổng cục, sở không có chuyển biến, không nhúc nhích thì có nên chuyển công tác đối với cán bộ liên quan hay không.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo báo cáo của Bộ TN&MT, năm 2018, Bộ đạt 7 kết quả nổi bật. Cụ thể, kiến tạo thể chế, chính sách, pháp luật nhằm xóa bỏ rào cản, giải phóng các nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững.
Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn.
Đẩy mạnh cải cách hành chính với 3 trọng tâm là cải cách thể chế, tổ chức bộ máy và hiện đại hóa nền hành chính; chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế; tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng thành quả cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, Bộ đã bãi bỏ, sửa đổi gần 63% điều kiện kinh doanh; giảm 189 tổ chức cấp phòng trở lên; tinh giản 677 công chức, viên chức.
Đổi mới phương thức quản lý môi trường từ bị động giải quyết sang chủ động phòng ngừa.
Nâng cao chất lượng dự báo, đổi mới cơ chế hoạt động khí tượng thủy văn; chủ động đề xuất các quyết sách có tính hệ thống, chiến lược về ứng phó vói biến đổi khí hậu.
Đặt nền móng cho số hoá hệ thống thông tin địa lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ quản lý, giám sát tài nguyên, môi trường.
(Theo Chinh phu)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.