Tin tức » Tin trong nước
Thủ tướng: Không đánh đổi môi trường vì lợi ích trước mắt
(11:37:52 AM 24/08/2016)
Thủ tướng: Không để tình trạng cha chung không ai khóc. Ảnh: VGP
Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường cùng các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam.
Thủ tướng cho rằng thời gian qua, các vi phạm pháp luật về môi trường bùng phát, xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống người dân, gây bất ổn xã hội.
Nhiều điểm nóng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều vùng, nhiều lĩnh vực, gây lo lắng trong nhân dân.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai cũng diễn ra ngày càng nghiêm trọng, diễn ra trên diện rộng, không riêng lĩnh vực nào.
Nhiều vụ khiếu kiện đông người về môi trường đã diễn ra gay gắt ở nhiều nơi, nhưng tại nhiều điểm nóng đó, cơ quan có thẩm quyền không chủ động giải quyết, gây tác động lớn về an ninh, chính trị.
“Thực trạng trên làm chúng ta phải thay đổi tư duy về vấn đề môi trường. Phát triển kinh tế với gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, vấn đề này trong những tháng qua, nhiều năm qua, Chính phủ đã suy nghĩ, đã quyết liệt chỉ đạo nhưng do nhiều nguyên nhân nên những yếu kém chưa được giải quyết triệt để, nhất là trách nhiệm ở các cấp ngành, địa phương đang trực tiếp quản lý việc cấp phép liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Trước thực tế trên, Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi trường để làm rõ hơn thực trạng, đề ra giải pháp, từ đó góp phần chuyển biến tình hình.
Thủ tướng yêu cầu làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực hiện nay, làm rõ những hạn chế, yếu kém về công tác quản lý nhà nước dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là yếu kém trong hệ thống, của Bộ TN&MT, các sở, chi cục quản lý môi trường.
“Bây giờ anh nói đủ thứ việc nhưng anh cấp phép thì trách nhiệm anh đến đâu. Ở bộ trách nhiệm thế nào, phân công, phân cấp phải chịu trách nhiệm rõ hơn. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm rõ hơn chứ không để tình trạng cha chung không ai khóc, cứ nói qua nói lại”, Thủ tướng lưu ý.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận các khó khăn, thách thức đối với nước ta trong bảo vệ môi trường như về kinh phí, trình độ khoa học công nghệ…
“Đất nước đang phát triển, áp lực về môi trường rất lớn nên chúng ta phải làm rõ quan điểm, giải pháp cả trước mắt và lâu dài về xử lý vấn đề môi trường. Tinh thần là tuân thủ đúng luật bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân”, Thủ tướng chỉ đạo và yêu cầu chỉ đạo phải nhìn thẳng vào sự thật về thực trạng về môi trường hiện nay.
Sau hội nghị này, Thủ tướng sẽ có chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường đến năm 2020.
Mỗi năm 2.000 dự án tác động môi trường
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà nhận định môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội trong nước.
Hàng năm, có hơn 2.000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Hiện tại trong số 615 cụm công nghiệp, chỉ 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại xả thải trực tiếp ra môi trường hoặc tự xử lý nước thải.
Dẫnsự cố Formosa, người đứng đầu Bộ TN&MT thừa nhận, sự cố môi trường đặc biệt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; đồng thời đã làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân.
Theo Bộ trưởng, việc xuất hiện những tồn tại trên chủ yếu do nguyên nhân chủ quan: Một số ngành, địa phương chỉ chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt nên dễ dãi trong việc thẩm định, xét duyệt dự án; hiệu lực, hiệu quả trong việc phòng ngừa, kiểm soát các nguồn ô nhiễm của nhà nước chưa cao...
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang dần hiện hữu, nếu chậm trễ, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ đen, lạc hậu và ô nhiễm của thế giới”- Bộ trưởng TN&MT quan ngại.
Để cải thiện tình hình, người đứng đầu ngành TN&MT đề nghị khẩn trương xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia làm căn cứ thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư; ưu tiên các dự án công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; thúc đẩy công nghiệp môi trường; rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường trên cả nước....
Về lâu dài, đánh giá xếp hạng công tác bảo vệ môi trường của các địa phương từ 2017, tăng tỉ lệ chi ngân sách cho hoạt động này.
Kiến nghị QH giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, công trình lớn có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường cao do QH và Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư. Tại cấp địa phương, giao HĐND cấp tỉnh thực hiện giám sát.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.