Tin tức » Tin trong nước
Thầy giáo nghèo hiến ruộng xây lớp học
(11:08:12 AM 03/02/2014)Thầy giáo Nguyễn Văn Phong dạy học tại điểm Trường Bản Cưởm.
Sinh năm 1974, học hết lớp 9, chàng trai dân tộc Tày Nguyễn Văn Phong lên đường đi bộ đội. Hoàn thành nghĩa vụ, Phong nỗ lực vượt khó khăn của một gia đình nông dân nghèo ở huyện vùng cao để theo học chương trình 9 3 ở trường sư phạm tỉnh. Ra trường (năm 1999), Phong theo nghiệp "gõ đầu trẻ". Chừng ấy năm, anh vẫn chỉ "quanh quẩn" dạy các lớp mẫu giáo, mầm non, cao nhất mới chỉ dạy lớp một ở các điểm trường thôn trong xã. Bản Cưởm nghèo lắm. Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình nghèo và cận nghèo của thôn vẫn còn 58,6%. Nghèo vì, vùng cao chủ yếu là đồi núi, đất ruộng ít, nhà anh Phong cũng nghèo, lại đông con (anh Phong có tới bốn người con). Điều kiện sinh hoạt của gia đình hết sức khó khăn nhưng anh vẫn hiến hàng trăm m 2 đất xây trường học.
Chủ tịch UBND xã Thượng Giáp Trương Chòi Phin cho biết, năm 2012, triển khai chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi trên địa bàn, xã đã rất nhiều lần cử cán bộ đi khảo sát, tìm đất để xây dựng điểm trường Mầm non ở thôn Bản Cưởm nhưng không được, do quỹ đất dự phòng không có. Đất đồi thì không thiếu nhưng để bạt núi, hạ ta-luy xây dựng lớp thì phải có nguồn kinh phí rất lớn, không thể thực hiện được. Do vậy, việc gia đình anh Phong tự nguyện hiến 350 m 2ruộng để xây điểm trường là nghĩa cử cao đẹp đối với sự nghiệp "trồng người". Đây cũng là trường hợp đầu tiên của xã hiến đất xây trường học, trước đó năm 2000, khi thôn Bản Cưởm cần đất để xây dựng nhà văn hóa, gia đình thầy cũng đã hiến 100 m 2 để xây dựng nhà văn hóa.
Hỏi chuyện, anh Phong chẳng kể nhiều về chuyện hiến đất mà chỉ nói về công việc. Theo đó, ngày đầu đứng lớp, ngại lắm. Bởi xưa nay mọi người chỉ quen với việc cô nuôi dạy trẻ, chứ có mấy thầy nuôi dạy trẻ. Có lẽ vậy, nên khi thấy thầy Phong đón, bọn trẻ khóc toáng cả lên. Cũng theo thầy Phong, nghề nuôi dạy trẻ đòi hỏi tính kiên trì, tỉ mẩn, nếu không sẽ thất bại. Ngoài việc vỗ về mỗi khi chúng khóc, chăm sóc vệ sinh, khi bón ăn còn phải kể chuyện để cho các con nó vui. Nó vui thì mới chịu học, mới yêu thầy, yêu lớp. Để duy trì lớp học và đỡ cho phụ huynh hằng ngày, thầy Phong phải dậy sớm thay vì ở lớp đợi đón trẻ thì chủ động đến từng gia đình nhận trẻ đến lớp học. Do vậy, nhiều năm qua tất cả trẻ em trong độ tuổi ở thôn đều được đến lớp mẫu giáo. Còn chuyện hiến đất, anh Phong chỉ nói, đời mình đã lội bùn tới trường, lại học trong những căn phòng xập xệ, ngồi trong lớp, nắng thì nóng, mưa thì ướt, khổ lắm.
Nên đã bàn với gia đình hiến tặng phần đất ruộng có diện tích 350 m 2 vẫn được gia đình sử dụng canh tác lúa hằng năm để xây dựng điểm Trường mầm non Bản Cưởm.
Tháng 9-2012, thầy Phong được xét vào biên chế và chuyển lên dạy bậc tiểu học. Hiện thầy Phong đang dạy lớp một tại điểm trường thôn Bản Cưởm. Việc hiến ruộng làm lớp học của thầy giáo Phong được Chủ tịch nước gửi thư khen về việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Từ tấm gương của thầy giáo Phong, nay đã có thêm ba gia đình trong xã cũng đã tình nguyện hiến đất để xây dựng lớp học ở các điểm trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)