Tin tức » Tin trong nước
Chủ nhật, 19/01/2025, 05:20:26 AM (GMT+7)
Thanh tra toàn diện vụ đất rừng Sóc Sơn bị "xẻ thịt"
(17:41:09 PM 22/10/2018)(Tin Môi Trường) - Thời gian thanh tra toàn diện vụ đất rừng Sóc Sơn (Hà Nội) bị “xẻ thịt” kéo dài 45 ngày, bắt đầu từ 22/10.
>> Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít >> Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo >> Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn >> Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng >> Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
Chiều 22/10, ông Vương Văn Bút, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, cho biết Thanh tra TP Hà Nội vừa công bố quyết định thanh tra toàn diện quá trình quản lý, sử dụng đất rừng, trật tự xây dựng từ 2008 đến nay tại hai xã Minh Phú và Minh Trí của huyện này.
Ngoài ra, đoàn thanh tra do bà Nguyễn Thị Nguyệt (Trưởng phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra TP Hà Nội) làm Trưởng đoàn cũng sẽ thanh tra việc Sóc Sơn thực hiện các nội dung của kết luận Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Hà Nội về quản lý, sử dụng đất rừng và trật tự xây dựng.
Thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày, bắt đầu từ ngày công bố quyết định.
“Quá trình thanh tra, đoàn thanh tra chỉ đạo như thế nào, các đơn vị liên quan của huyện sẽ nghiêm túc thực hiện”, lãnh đạo huyện Sóc Sơn nói.
UBND Hà Nội thanh tra toàn diện việc "xẻ thịt" đất rừng ở Sóc Sơn. Ảnh: Việt Linh.
Trước đó, ngày 10/10, UBND Hà Nội có văn bản gửi Thanh tra thành phố và các sở ngành liên quan yêu cầu thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất rừng và trật tự xây dựng tại xã Minh Phú và xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn).
Văn bản nêu rõ những vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực quy hoạch đất rừng phòng hộ tại hai xã trên đã được Thanh tra Chính phủ và Thanh tra thành phố kết luận và kiến nghị xử lý. UBND Hà Nội cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý sau thanh tra. Tuy nhiên, việc xử lý, khắc phục của UBND huyện Sóc Sơn và các sở ngành liên quan rất chậm, chưa triệt để, tiếp tục để xảy ra vi phạm.
Thời gian gần đây, tình trạng chuyển nhượng đất rừng ồ ạt diễn ra ở Sóc Sơn. Riêng tại hai xã Minh Trí và Minh Phú, từ năm 2015 đến nay, nhiều cá nhân đến thu mua, gom đất với tổng diện tích lên đến hàng chục ha để xây biệt thự, khu nghỉ dưỡng...
Trong số 61 công trình vi phạm được huyện Sóc Sơn phát hiện gần đây có 27 công trình xây dựng trên đất rừng phòng hộ tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí; 18 trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ thuộc thôn Lâm Trường, xã Minh Phú.
Khi báo chí đưa tin về những vi phạm này, tình trạng xây dựng trên đất rừng phòng hộ vẫn diễn ra tại một số biệt thự, khu sinh thái.
(Theo Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.