Tin tức » Tin trong nước
Thành lập khu bảo tồn biển Nam Yết - Trường Sa
(13:12:23 PM 16/09/2012)Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao bộ NN&PTNT là bộ chủ quản, tổ chức quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế, trong đó có Khu bảo tồn biển Nam Yết, thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, ngay trong năm 2013.
Một góc vùng biển đảo Nam Yết. Ảnh: ANTĐ |
Hiện UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã có văn bản đề nghị bộ NN&PTNT cho phép thành lập khu Bảo tồn biển Nam Yết. “Vùng biển cụm đảo Nam Yết có tầm quan trọng kinh tế đối với nghề đánh bắt hải sản xa bờ. Vùng này có thế là trung tâm phát tán nguồn giống hải sản tự nhiên, một trong những ngư trường quan trọng đối với cá và các loài sinh vật biển khác ở biển Đông. Tầm quan trọng như vậy còn có thể tăng lên khi các vùng biển quan trọng khác có hiện tượng bị khai thác quá mức. Ngoài ra, nó còn có giá trị pháp lý đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia về mặt lãnh thổ và tài nguyên môi trường”, ông Cường khẳng định.
Năm 1998 Trường Sa có trong danh sách 15 khu Bảo tồn biển do bộ Khoa học công nghệ và Môi trường đề xuất, có diện tích 160.000 ha. Mục tiêu chung của khu bảo tồn này là bảo vệ các rạn san hô, thảm cỏ biển; bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm (nhiều loài rùa biển) trong khu vực quần đảo này. Tuy nhiên, khu Bảo tồn biển Trường Sa được đề xuất quá lớn, chưa có tính khả thi về mặt quản lý. Bởi vậy, bộ Thuỷ sản (nay là bộ NN&PTNT) chủ trương tập trung quản lý khu Bảo tông biển Nam Yết.
Bãi cạn san hô đảo Nam Yết. Ảnh: vannghedongthap |
Hoa bàng vuông trên đảo Nam Yết. Ảnh: TTVH |
Đảo Nam Yết nằm ở phía Nam cụm đảo Nam Yết, cách Nha Trang khoảng 450 km về phía Đông Nam. Năm 2006, viện Nghiên cứu Hải sản đã thống kê được tổng số 246 loài san hô. Trong số các loài sinh vật biển đã phát hiện có nhiều loài thuộc nhóm sinh vật quý hiếm trong sách đỏ như: bào ngư, tôm hùm, trai tai tượng, hải sâm, ốc anh vũ, nhum đá, vích, đồi mồi... đây cũng là bãi đẻ của nhiều loài sinh vật biển bao gồm cả các loài thú biển, nơi làm tổ của các loài chim và rùa biển, nhiều loài chim biển mà không tìm thấy ở những vùng biển khác của Việt Nam.
Ngày 14.9, hội nghị đã bế mạc. Trong ngày tổ chức hội thảo này, nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng đã bày tỏ mong muốn Việt Nam nên xây dựng Trường Sa thành một công viên biển có tầm cỡ. Theo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, cùng nhiều chương trình đã được tiến hành ở quần đảo Trường Sa trong hơn 30 năm qua, đó là một phần của Chương trình điều tra nghiên cứu biển Quốc gia của Việt Nam. Các dự án này được thực hiện bởi các Viện nghiên cứu khác nhau thuộc viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và bộ NN&PTNT, do Chính phủ Việt Nam cấp kinh phí và hoạt động cho đến nay.
Theo TS Võ Sĩ Tuấn, phó giám đốc viện Hải dương học, từ tháng 6.1925 sở Hải dương học nghề cá Đông Dương đã có chuyến điều tra khảo sát đầu tiên ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tàu De Lanessan. Sau năm 1975, viện Hải dương học tiếp tục các chuyến điều tra khảo sát ở quần đảo Trường Sa - từ năm 1988 đến 1993. Tuy nhiên, theo TS Tuấn, việc nghiên cứu về Trường Sa cần phải đồng bộ với những mục tiêu rõ ràng hơn. Ngoài ra, chúng ta cần phải tạo được một sự đồng thuận cao từ cấp Trung ương, địa phương và người dân, khi đó việc thành lập Khu bảo tồn biển Nam Yết, cũng như nghiên cứu về Trường Sa nói riêng và biển đảo nói chung mới đạt được những kết quả cao nhất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.