Tin tức » Tin trong nước
Thanh Hóa: Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hộ đê, phòng chống lụt bão
(07:45:59 AM 10/06/2016)Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hộ đê, phòng chống lụt bão -Ảnh minh họa: TL
Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như những khó khăn, tồn tại trong công tác phòng chống thiên tai và hộ đê. Đó là công tác phòng chống thiên tai phải dựa vào nhân dân là chính, chính quyền cơ sở là chính, phòng ngừa là chính. Công tác dự báo phải kịp thời, chính xác, cụ thể, thông tin sâu rộng để các cơ quan chức năng và người dân chủ động trong chỉ đạo, điều hành và ứng phó phù hợp. Rà soát lại các quy hoạch đã xây dựng, đối với các quy hoạch có liên quan đến môi trường, thời tiết cần bổ sung hoàn chỉnh. Đối với những hiện tượng thiên nhiên bất thường hay thời tiết cực đoan, cần chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên tuyên truyền cần thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và sinh động để người dân nắm bắt được diễn biến thiên tại, chỉ đạo của các cấp chính quyền và ứng phó kịp thời.
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ông Đoàn Mạnh Phương, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ninh cho biết: Đợt mưa lớn kéo dài 10 ngày ở Quảng Ninh đã khiến 17 người chết, 32 người bị thương, 4.863 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại...Tổng thiệt hại ước tính khoảng 2.700 tỷ đồng. Để ứng phó với thiên tai, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nguyên tắc chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả với phương châm "phòng là chính" và xây dựng kế hoạch ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ". Quảng Ninh đã huy động gần 9.000 lượt cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, hơn 8.000 lượt dân quân tự vệ, 235 lượt phương tiện cơ giới... tham gia khắc phục hậu quả.
Ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi khẳng định: Với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các Bộ ngành, địa phương đã làm giảm được nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra và nhanh chóng khắc phục hậu quả, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, Luật phòng chống thiên tai đi vào cuộc sống, nhiều kế hoạch, đề án, phương án chuẩn bị đối phó với các tình huống thiên tai được xây dựng, nhiều công trình phòng chống thiên tai được đầu tư xây dựng mới, tu bổ hoặc nâng cấp. Công tác truyền thông được đẩy mạnh và tạo hiệu quả rõ nét...
Đối với hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tổng chiều dài khoảng 1.500 km nằm trên địa phận của 13 tỉnh, thành phố. Do điều kiện kinh tế nên việc đầu tư chưa tập trung, thiếu đồng bộ, còn chắp vá, chưa kiên cố, chủ yếu tập trung vào việc đắp tôn cao, áp trúc thân đê bằng đất khai thác tại chỗ. Bên cạnh đó, hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam được hình thành qua nhiều thời kỳ khác nhau nên thiếu sự đồng bộ, không thống nhất về các chỉ tiêu thiết kế, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Qua 6 năm thực hiện chương trình nâng cấp đê biển từ 2006 đến nay mới chỉ thực hiện được hơn 500km trên tổng số 1.729km được phê duyệt (chiếm 32%), trong đó một số tỉnh thực hiện đầu tư nâng cấp được nhiều gồm: Ninh Bình (100%), Nam Định (67,8%), Thanh Hóa (66,8%)... Thời gian tới để dự án được khả thi hơn, cần bổ sung kinh phí đầu tư nâng cấp cho các tuyến đê còn lại, đặc biệt là những tuyến đê trọng điểm xói lở, bảo vệ các khu kinh tế, dân cư quan trọng phía trong.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, trong năm 2015 ở Việt Nam thiên tai xảy ra ít hơn về số lượng tuy nhiên cường độ tác động một số đợt lại ở mức cao, kỷ lục. Năm 2015 nước ta đón 5 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông; nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao kéo dài kỷ lục xảy ra trên diện rộng từ Bắc bộ đến các tỉnh Nam Trung bộ; hạn hán nghiêm trọng ở Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Nam bộ; việc xâm nhập mặn xảy ra sớm hơn cùng kỳ 2 tháng, phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến 90km...
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, năm 2016, tình hình thiên tai sẽ diễn biến phức tạp và cực đoan. Ngay từ đầu năm 2016, rét đậm rét hại ở miền Bắc, hạn hán xâm nhập mặn ở miền Trung Tây nguyên, Nam Trung bộ, đồng bằng Sông Cửu Long đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và thiệt hại cho sản xuất, kinh tế xã hội. Từ đầu năm 2016 đến nay, thiên tai làm 11 người chết, 41 người bị thương, hàng nghìn hecta lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản bị thiệt hại..
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.