Tin tức » Tin trong nước
Tất cả các tàu kiểm ngư Việt Nam đã được lệnh vào bờ 
(18:49:17 PM 16/07/2014)
Tàu kiểm ngư KN-781, một trong những tàu tuần tra lớn và hiện đại nhất Việt Nam - Ảnh tư liệu
Theo ông Lê, thời tiết tại khu vực giàn khoan từ chiều nay đã bắt đầu xấu đi, gió cấp 5 cấp 6, và với tình hình như vậy, chậm nhất trong chiều 17-7 tất cả các tàu ở ngoài khơi Hoàng Sa sẽ về đến bờ.
Dù các tàu kiểm ngư đều có thể chống chọi với bão cấp 8, nhưng theo ông Hà Lê, với phương châm đảm bảo tối đa an toàn cho người và phương tiện, nên ngay khi có tin bão, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, Cục kiểm ngư đã có phương án trú tránh bão cho các tàu kiểm ngư, lực lượng kiểm ngư cũng như hướng dẫn các tàu cá của ngư dân tránh trú bão, chứ không hẳn do lý do Trung Quốc rút tàu và giàn khoan về Hải Nam.
Ông Lê cho rằng đây cũng là dịp để lực lượng nghỉ ngơi sau hơn hai tháng hoạt động liên tục trên biển và cũng là dịp để sửa chữa những tàu bị hư hại để tàu luôn sẵn sàng hoạt động.
Về tình hình giàn khoan Hải Dương 981 rút khỏi thực địa, ông Hà Lê cho biết lực lượng kiểm ngư vẫn vừa lo đối phó với bão, vừa tiếp tục theo dõi việc di chuyển của giàn khoan. Tuy nhiên, đến 16g30 cùng ngày, Cục kiểm ngư vẫn chưa nhận thêm được thông tin nào mới liên quan đến giàn khoan này.
Trước đó, theo báo cáo sáng cùng ngày, từ hơn 21g đêm 15-7, giàn khoan Hải Dương 981 bắt đầu di chuyển theo hướng bắc tây bắc, về phía đảo Hải Nam, với tốc độ hơn 4 hải lý/giờ (khoảng 10 km/giờ). Với tốc độ này, dự kiến sau hai ngày giàn khoan mới đến Hải Nam.
Theo ông Lê, chỉ khi nào giàn khoan của Trung Quốc rút ra khỏi cửa vịnh Bắc bộ mới được coi là hoàn toàn ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)