»

Thứ hai, 25/11/2024, 09:58:49 AM (GMT+7)

Tăng cường hợp tác quốc tế để thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường hiệu quả hơn

(13:43:18 PM 09/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 8/4, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo "Thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)", nhằm tăng cường hợp tác quốc tế để thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt là ngăn chặn các hành vi buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, xâm hại đa dạng sinh học; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các dạng ô nhiễm môi trường.

Tăng[-]cường[-]hợp[-]tác[-]quốc[-]tế[-]để[-]thực[-]thi[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]hiệu[-]quả[-]hơ

Hội thảo "Thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)" -Ảnh: Monre


Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tham gia TPP tạo thêm “sức ép” tích cực, thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện khung khổ pháp luật và thực thi pháp luật về môi trường. Những nỗ lực này chỉ có thể thành công với sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Bà Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Hoa Kỳ cho biết, TPP đã dành riêng một chương (chương 20) để quy định về hệ thống thể chế, quá trình thực hiện và giải quyết tranh chấp về môi trường. Đối chiếu với thực tế trong nước, Tiến sỹ Heidi Stockhaus (Chuyên gia quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, những nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho Việt Nam là lựa chọn đại diện cho Ủy ban Môi trường (phục vụ việc thực hiện TPP), xác định đầu mối hợp tác và thực hiện, xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác, chỉ định đơn vị chịu trách nhiệm và xây dựng các quy tắc cho quy trình đệ trình công cộng; đảm bảo tuân thủ các cam kết về môi trường...Ủy ban này còn có trách nhiệm tổng hợp danh sách các hội thẩm viên để giải quyết các tranh chấp phát sinh (bao gồm cả tranh chấp giữa các quốc gia thành viên; tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên).

Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề từ những thuận lợi, thách thức trong quá trình triển khai các cam kết về môi trường trong Hiệp định; giải pháp để tận dụng các cơ hội do Hiệp định mang lại, nhất là những vấn đề liên quan đến bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường trong bối cảnh thực thi Hiệp định, cũng như giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 được Liên hợp quốc thông qua năm 2015.

Cũng tại Hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng (Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phân tích cụ thể các cam kết cụ thể về môi trường của TPP, yêu cầu về thủ tục; thực thi luật pháp; mối liên hệ với thương mại và đầu tư; các bước thực hiện... Trong số các cam kết này, đáng lưu ý là yêu cầu xử lý một số bất cập, hạn chế trong quá trình sửa đổi Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ rừng sắp tới.

Hiệp định TPP vừa được quốc gia vành đai Thái Bình Dương ký kết ngày 4/2/2016 tại New Zealand, là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhằm đạt mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực Thái Bình Dương, được đánh giá là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Hiệp định TPP điều chỉnh không chỉ các vấn đề về thương mại và đầu tư mà còn các vấn đề liên quan khác như vấn đề về môi trường với những cam kết thương mại truyền thống và phi truyền thống.

Các cam kết về môi trường trong Hiệp định TPP nhằm mục tiêu thúc đẩy sự tương hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và môi trường; tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao và thực thi hiệu quả luật pháp về môi trường; tăng cường năng lực của các bên để giải quyết các vấn đề về môi trường liên qua đến thương mại. Do đó, các cam kết về môi trường trong Hiệp định Tpp được đánh giá là cao hơn và nghiêm ngặt hơn so với các cam kết về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do trước đây. Tuy vậy, cam kết về môi trường trong Hiệp định Tpp là khá rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải...

Lý Thanh Hương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường hợp tác quốc tế để thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường hiệu quả hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI