Tin tức » Tin trong nước
Tàn hại rừng thông
(07:56:10 AM 17/06/2015)Chập tối một ngày đầu tháng 6-2015, chúng tôi trở lại tuyến đường 723, thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - nơi được xem là lá phổi xanh của TP Đà Lạt và cũng là điểm nóng của tình trạng phá rừng làm rẫy của tỉnh. Cách đây khoảng 2 năm, hai bên đường, đoạn qua xã Đa Nhim, là những rừng thông tươi tốt thì nay thay bằng rẫy cà phê, xen lẫn trong đó là những cây thông nhiều năm tuổi đã chết khô từ lúc nào. Đi vào sâu hơn, thông vẫn còn đó nhưng héo úa, vàng vọt.
Từ đốt lửa đến tiêm thuốc độc
Chúng tôi tiếp cận ông K.S đang chăm sóc rẫy cà phê, ngỏ ý muốn mua đất tại khu vực này. Ông K.S hồ hởi: “Giờ thì không còn nữa nhưng nếu nửa năm nữa quay lại, tôi giới thiệu người bán cho các anh mấy sào. Phải chờ thông chết rồi mới đốn hạ, trồng cà phê vào rồi mới bán được”.
Thấy chúng tôi chưa hiểu, ông K.S giải thích: “Muốn thông chết thì “ken” gốc (một hình thức dùng rìu vạt quanh gốc cho nhựa ứ xuống rồi chết dần - PV). Nhưng làm vậy thì lâu bởi sau khi “ken” xong phải mất vài tháng, thông mới chết. Nếu muốn thông chết nhanh thì mua ít thuốc trừ sâu bơm vào thân”.
Cà phê đã được trồng sau khi rừng thông bị đốn hạ
Dẫn chúng tôi lại mấy cây thông đang dần héo úa sát rẫy cà phê của mình, ông K.S nói: “Như mấy cây này, người ta mới bơm thuốc trừ sâu có vài hôm mà chúng đã héo rồi đấy”. Theo quan sát của chúng tôi, tại mỗi gốc thông đang héo úa đều có một lỗ khoan rất nhỏ, khi dùng cọng cỏ tuồn vào trong thì độ sâu khoảng 10-15 cm.
Theo ông K.S, trước đây, người ta thường hay “ken” gốc thông hay dùng lửa đốt nhưng dễ bị lực lượng chức năng phát hiện. Vì vậy, bơm thuốc độc vào thân cây thông hiện là cách phổ biến nhất và chỉ làm vào buổi chiều tối, khi lực lượng bảo vệ rừng đã nghỉ ngơi.
Rời khu vực trên, theo sự chỉ dẫn của một người dân, chúng tôi đến khu vực rừng thông ba lá tại Tiểu khu 151, phường 12, TP Đà Lạt. Ở đây, vạt rừng thông trên 10 năm tuổi với khoảng 40 cây cũng đã bị bơm thuốc độc dẫn đến chết khô, đứng trơ trọi giữa trời. Theo người dân, vạt rừng này đã bị tác động từ khá lâu nhưng sau đó bị lực lượng chức năng phát hiện nên những kẻ hại thông đã tạm thời rút đi.
Thủ đoạn tinh vi, xử phạt chưa nghiêm
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2010, Lâm Đồng có khoảng 602.000 ha rừng (độ che phủ 61,2%) nhưng đến năm 2014 chỉ còn 513.529 ha (độ che phủ còn 52,5%). Lâm Đồng đã bị mất khoảng 90.000 ha rừng trong 5 năm. Riêng Đà Lạt, năm 2010, độ che phủ rừng đạt 56% thì nay chỉ còn khoảng 47%”.
Còn theo Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim - Lâm Đồng, từ đầu năm 2015 đến nay, đơn vị đã mật phục bắt quả tang 14 vụ “ken” thông và tiêm thuốc độc. Qua thống kê bước đầu, đã có gần 1 ha rừng thông bị tác động. Dù diện tích rừng tác động bị phát hiện có giảm hơn so với những năm trước nhưng số vụ vi phạm ngày càng tăng và có chiều hướng phức tạp hơn. Người dân phá rừng chủ yếu để chiếm đất làm rẫy. Thủ đoạn phá rừng ngày càng tinh vi và manh động, chỉ cần thấy bóng kiểm lâm là họ bỏ chạy sâu vào trong rừng nên không thể làm gì hơn.
Ông Lương Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, thừa nhận để xảy ra tình trạng người dân phá rừng thông làm rẫy là do thiếu sót của ngành nhưng một mặt cũng do biện pháp chế tài xử phạt đối với những đối tượng phá rừng còn nhẹ, chủ yếu chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe.
Triệt hạ từ non tới già
Ngày 13-6, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 1 tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương đã bắt quả tang Nguyễn Văn Dũng đang chặt và “ken” 29 cây thông có đường kính gốc 8-38 cm tại Tiểu khu 143, thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.
Trong khi đó, trong 2 ngày 30-5 và 14-6, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đạm Bri (đơn vị trực tiếp quản lý rừng tại địa bàn xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đã phát hiện 306 cây thông (có độ tuổi 24-31 năm, tương đương gần 110 m3 gỗ) trên diện tích gần 10.000 m2 bị lâm tặc đốn hạ. Tuy nhiên, đến nay, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm gây ra vụ tàn sát rừng thông này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
- Tự xưng phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ
- Bị khởi tố vì làm giả đánh giá tác động môi trường
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.