Tin tức » Tin trong nước
Sự cố nước thấm qua thân đê ở Hà Nam: Cần 7 ngày đêm để đắp đập chặn dòng
(15:04:28 PM 02/08/2012)
Ảnh minh họa
Theo nhận định ban đầu, việc đắp đê quai này sẽ được hoàn thành sau 2 ngày thi công với khoảng 7.000 m3 đất đá; tuy nhiên, khi triển khai thực tế đã gặp rất nhiều khó khăn, do dòng nước mạnh nên đất đá đổ xuống để chặn dòng bị trôi đi nhiều. Căn cứ vào tình hình thực tế sau hơn 1 ngày đêm thi công, ông Kiều Hữu Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hà Nam dự kiến, việc hoàn thiện đê quai phải mất tối thiểu 7 ngày trong điều kiện thời tiết không có mưa và cần tới khối lượng đất, đá lên đến gần 20.000 m3.
Ông Kiều Hữu Bình cũng cho biết, sau hơn 1 ngày đêm khắc phục, xử lý sự cố thấm thì độ sủi ở hạ lưu công trình đã được hạn chế, giảm nhiều, không còn xuất hiện tình trạng sủi ồ ạt như khi mới xảy ra sự cố sáng 1/8. Việc đắp đê quai với cao trình dương 5,5m đảm bảo với mức nước trên báo động 1 sẽ ngăn dòng nước từ sông Hồng đổ về công trình, tạo điều kiện để cơ quan chức năng xử lý sự cố. Hiện Sở NN&PTNT Hà Nam đã huy động tối đa lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phối hợp với chính quyền và ngành chức năng của các huyện Duy Tiên, Lý Nhân triển khai công tác đắp đê quai. Chủ tịch UBND các huyện Lý Nhân, Duy Tiên cũng đã trực tiếp chỉ huy, đôn đốc lực lượng tham gia đắp đê để hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Tại khu vực đắp đê quai cách công trình đầu mối cống và âu thuyền Tắc Giang 300 m về phía thượng nguồn,ông Nguyễn Đức Vượng, Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên cho biết: Ngay khi xảy ra sự cố, huyện đã chủ động lực lượng, huy động 400 cán bộ, chiến sỹ, người dân cùng 40 xe máy các loại phối hợp khắc phục sự cố; lượng đất đá sẽ được huy động từ nguồn phòng chống lụt bão của huyện. Bên phía huyện Lý Nhân cũng đã thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng 5.000 m2 đất bãi đang trồng ngô của 4 hộ dân để lấy đất san lấp, đắp đê quai. Công ty TNHH Xây dựng Nam Thắng được huyện Lý Nhân thuê san lấp đất đá đắp đê đã huy động 2 máy ủi, 2 máy xúc và 11 xe ôtô làm việc với tinh thần hết sức khẩn trương. Tại cụm công trình đầu mối cống và âu thuyền Tắc Giang, Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Hà Nam (đơn vị quản lý và khai thác công trình) cũng đã huy động 150 cán bộ, nhân viên cùng với việc thuê 2 máy xúc, 15 xe ôtô cũng đang khẩn trương chống lún mặt công trình.
Khoảng 5 giờ ngày 1/8, chân cụm công trình đầu mối cống và âu thuyền Tắc Giang, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, thuộc hệ thống thuỷ lợi Tắc Giang - Phủ Lý xuất hiện tình trạng nước thấm qua thân và nền đê, tạo mạch sủi phía hạ lưu làm sụt một nhà điều hành để vận hành cửa xả âu thuyền thuộc công trình này. Đây là công trình điều tiết nước nguồn nước từ sông Hồng vào sông Châu Giang, lấy nước tưới tiêu cho các huyện trong tỉnh và phục vụ giao thông đường thuỷ. Bình thường vào mùa lũ, cửa cống và âu thuyền sẽ được đóng kín, nhưng để giảm lưu lượng dòn chảy trực tiếp tác động vào thân đê và công trình, cửa cống và âu thuyền đã được mở, hạn chế tối đa mức độ khoét sâu của dòng chảy vào chân công trình. Sau khi sự cố xảy ra, đầu giờ chiều ngày 1/8, một phần của nhà điều hành cửa cống và âu thuyền đã bị đổ sập.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.