»

Chủ nhật, 24/11/2024, 12:58:14 PM (GMT+7)

Sông Tranh 2 – “khe hở” và trách nhiệm

(22:15:14 PM 23/03/2012)
(Tin Môi Trường) - Nguyên nhân chính của hiện tượng được đoàn giám sát xác định là: do thiếu đường ống thu gom nước trong đường hầm ở rãnh trái đập chính thủy điện Sông Tranh 2.

 Vụ việc rò rỉ nước tại thân đập chính Công trình Thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong nhiều ngày qua. Điều đáng nói ở đây là, nhiều hiện tượng bất thường liên tục xảy ra kể từ khi công trình thủy điện lớn nhất miền Trung này bắt đầu vận hành càng tăng thêm mối lo ngại cho người dân và chính quyền địa phương về độ an toàn của công trình… Câu hỏi đặt ra là: liệu khi xảy ra  những sự cố đáng tiếc thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai?

 
Những thác nước chảy dài theo thân đập chính, công trình thủy điện Sông Tranh 2. Nước rò rỉ qua những khe co giãn, trải rộng trên mặt bờ  đập trái  phía hạ du. Nguyên nhân chính của hiện tượng rò rỉ nước được Đoàn giám sát Cục kiểm định nhà nước các công trình xây dựng xác định là: do thiếu đường ống thu gom nước trong đường hầm ở rãnh trái đập chính thủy điện Sông Tranh 2.
 
 
Đồng thời, trong quá trình khai thác sử dụng, Ban quản lý Thủy Điện Sông Tranh 2 đã phớt lờ hiện tượng rò rỉ nước qua các khe nhiệt, xem đây là việc bình thường; phía nhà thầu cũng thiếu tích cực chủ động cùng với chủ đầu tư khắc phục lỗi thiết kế. Chỉ đến khi người dân bức xúc và các cơ quan báo chí đồng loạt lên tiếng thì sự cố mới được  khắc phục bằng những giải pháp thủ công mang tính tạm thời.
 

Cận cảnh dòng nước “thẩm thấu” qua “khe co giãn”
 
Khi giải thích với phóng viên về hiện tượng rò rỉ nước tại thân đập chính, ông Võ Duy Minh - Giám đốc Ban điều hành công trình thủy điện Sông Tranh 2-TCT xây dựng Thủy lợi 4 cho rằng, hiện tượng này đã có từ khi công trình mới bắt đầu đưa vào sử dụng chứ không phải mới diễn ra những ngày vừa qua. Mực nước đo được theo quan trắc  dưới 30 lít/s là bình thường.
 
Thế nhưng qua kiểm tra thực tế đường hầm dẫn vào thân đập và bờ mặt đập chính, ông Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng- Bộ Xây dựng khẳng định: “Lượng nước đo được 30l/s là lớn. Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì chưa có qui định rõ ràng về lượng nước thẩm thấu cho phép tại các đập thủy điện. Tuy nhiên đập thủy điện Sông Tranh 2 là đập trọng lực có màng chống thấm, việc thấm nước cũng không ảnh hưởng đến đập nếu lưu lượng nhỏ. Màng chống thấm có khi là không tốt nên cần phải có giải pháp khắc phục trong thời gian tới”.
 
Đoàn khảo sát Cục kiểm định chất lượng công trình xây dựng Nhà nước kiểm tra các “khe hở”
 
Ngoài hiện tượng rò rỉ nước tại thân đập chính của Thủy điện Sông Tranh 2, những đợt dư chấn xảy ra liên tục kèm theo hiện tượng sụt lún đất trên địa bàn huyện Bắc Trà My cũng được các nhà khoa học và các chuyên gia cho là… “hiện tượng bình thường”. Tuy nhiên đối với hàng trăm ngàn hộ dân huyện Bắc Trà My và vùng hạ du tỉnh Quảng Nam thì đây là những dấu hiệu đáng lo ngại khi hàng ngày, hàng giờ phải sống dưới túi nước khổng lồ trên 730 triệu mét khối đang treo lơ lửng trên đầu.
 
“Đêm hôm nằm nghe đất rùng liên tục, nghe đất nứt nữa người dân rất lo lắng. Lại thêm hiện tượng nước rò rỉ chảy tràn lan trên thân đập nữa, thấy rất lo nhưng cũng chưa có ai giải thích chi hết.”- Bà Nguyễn Thị Nga-Thôn 2 xã Trà Tân- huyện Bắc Trà My lo lắng.
 
Hiện tượng rung chấn liên tục xảy ra khiến người dân luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ
 
Quảng Nam đang thực hiện Qui hoạch phát triển thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn, bên cạnh chiến lược an ninh năng lượng quốc gia cần phải đảm bảo hài hòa chiến lược phát trển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là người dân các vùng dự án. Liên quan đến an toàn sinh mạng cho người dân trong mùa mưa lũ, quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tái định cư và những vấn đề phát sinh khác cần sớm giải quyết một cách thấu đáo trong quá trình quy hoạch, phát triển các công trình thủy điện.
 
Hồ thủy điện Sông Tranh 2- khối nước khổng lồ trên 730 triệu mét khối nước
 
Tại cuộc họp khẩn với đại diện Ban quản lý, đơn vị thi công và các bên liên quan chiều ngày 21/3, ông Nguyễn Đức Hải - Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam nêu quan điểm:  Chúng ta cũng phải thẳn thắn nhìn nhận trách nhiệm và lỗi sai sót ở đây. Chúng tôi rất ủng hộ việc phát triển thủy điện nhưng phải đảm bảo an toàn công trình và đảm bảo tính mạng người dân.
 
Tắc ống do thi công, thiếu thiết bị thu gom nước do thiết kế hay thẩm thấu nước do màng chống thấm không đảm bảo? Tất cả vẫn còn phải tiếp tục được khảo sát để đưa ra những kết luận chính thức về sự cố tại thủy điện sông Tranh 2. Tuy nhiên, “Nước chảy, đá mòn”, một khi những rãnh nước nước như thế này không còn là những “khe co giãn” nữa mà là những “lỗ hổng” trách nhiệm về thiết kế, giám sát, thi công rồi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Khi sự cố xảy ra, ai phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn tính mạng của hàng trăm ngàn hộ dân vùng hạ du cũng như những thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước.
Vĩnh Thông/ VOV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sông Tranh 2 – “khe hở” và trách nhiệm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI