»

Thứ hai, 27/01/2025, 04:20:46 AM (GMT+7)

Sắp xếp đổi mới nông, lâm trường chưa đạt hiệu quả như mong muốn Tin ảnh

(13:52:38 PM 15/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Đổi mới nông, lâm trường là phải sắp xếp đổi mới được mô hình cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động từ phụ thuộc vào Nhà nước chuyển sang cơ chế tự chịu trách nhiệm; cùng với đó là quản lý tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là quản lý đất đai, quản lý tài nguyên rừng tốt hơn và đổi mới nhưng phải nằm trong tổng thể đóng góp cho sự phát triển của địa phương, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc đổi mới nông lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn loay hoay với mô hình quản lý; thậm chí nhiều lâm, nông trường làm ăn kém hiệu quả, xảy ra kiện tụng, tranh chấp đất đai với người dân... dẫn đến gây bất ổn về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiền thân của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Lộc Bình là lâm trường Lộc Bình chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Lạng Sơn. Năm 2005, lâm trường này đổi tên thành công ty Lộc Bình, đến năm 2009 lại chuyển đổi một lần nữa lấy tên là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bình, hoạt động theo của luật Doanh nghiệp; đã qua 2 lần chuyển đổi vậy nhưng hoạt động của công ty vẫn đang... dẫm chân tại chỗ. Chị Nguyễn Thị Trường, là nhân viên của đội Đông Quan thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bình đã gắn bó với công ty đến nay đã tròn 20 năm cho biết: Công ty có thay đổi mô hình hoạt động hay không thì công việc và đồng lương của chúng tôi cũng gần như không có gì khác biệt; cả năm mới được có 17 triệu, không có làm gì thêm, không có thu nhập thêm gì hết.

 


Ảnh minh họa


Năm 2008, trước thời điểm chuyển đổi từ mô hình hoạt động Công ty Lâm nghiệp Lộc Bình sang Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Lộc Bình, công ty có hơn 200 cán bộ công nhân viên với mức lương khoảng 1,5 triệu/người/ tháng. Nhưng sau 5 năm, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bình chỉ còn 68 người và lương tháng cũng không thay đổi; trong khi đó giá cả thị trường đã thay đổi nhiều so với những năm trước đây, như vậy thì hiệu quả hoạt động của lâm trường đang giảm. Anh Nguyễn Văn Tuyền – Đội trưởng đội Đông Quan, công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Lộc Bình cho biết: Có thay đổi thì chỉ thay đổi cái tên thôi, chứ còn cơ chế quản lý, điều hành thì vẫn như trước đây. Mục đích của việc sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường là tạo ra được loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, nhằm sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của Nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất của các nông lâm trường, tạo việc làm cho người dân và tạo điều kiện để phát triển nghề rừng…Tuy nhiên trên thực tế, sau khi chuyển đổi, các nông, lâm trường quốc doanh thực chất chỉ thay đổi về tên gọi còn về quản lý và hoạt động thì có rất ít chuyển biến.

Ông Hoàng Quang Chinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lạng Sơn cho biết: Thực tế, các lâm trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn mới chỉ thay đổi cái tên thôi chứ còn bộ máy thì đa phần vẫn là cán bộ công chức cũ và phương thức tổ chức sản xuất của lâm trường vẫn như trước đây; cho nên việc quản lý, nhận thức, năng lực lãnh đạo quản lý một số lâm trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Lộc Bình và Đình Lập luôn có sự tranh chấp lấn chiếm giữa công ty với người dân nhưng cơ quan chức năng cũng chưa có cách nào để giải quyết bởi trước đây các diện tích của các nông lâm trường quy hoạch có cả khu dân cư sinh sống ở đó. Mặc dù đã được triển khai sắp xếp thu hồi lại một số đất, chuyển lại cho địa phương quản lý để giao lại cho dân nhưng cũng chưa được rõ nét cho nên lợi ích kinh tế giữa các công ty với người lao động đang là mâu thuẫn chưa thể giải quyết.

Sự tắc trách, thiếu trách nhiệm của cán bộ và sự thiếu công khai, minh bạch trong cơ chế giao khoán quản lý bảo vệ rừng và sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương đã dẫn đến xảy ra nhiều tranh chấp giữa các công ty với người dân, người dân với người dân trong vùng. Tiêu biểu như trong tháng 5/2012 hơn 100 người dân thôn Bản Luồng, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã vào rừng chặt phá 15 ha thông của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bình với mức độ thiệt hại lên tới khoảng 1,7 tỷ đồng. Đến nay, sự việc vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Hay như trước đó, khoảng đầu năm 2011, một số diện tích rừng trồng ở Khe Vuồng, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn của Công ty Lâm nghiệp Đình Lập đã đến tuổi khai thác theo chu kỳ và khi kế hoạch khai thác rừng được phê duyệt và cấp phép khai thác, các đối tượng đã vào rừng chặt trộm gỗ, họ còn trắng trợn khai thác cả ban ngày, bất chấp mọi nỗ lực bảo vệ của người dân và các cơ quan chức năng. Tình trạng này đã kéo dài tới vài tháng, gây bất ổn tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Để đạt được mục tiêu Nghị Quyết 28 – NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh đã đề ra, cần rà soát và hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các công ty nông, lâm nghiệp, đồng thời tăng cường phối hợp thực hiện giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp và đặc biệt là chính quyền địa phương để xử lý hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp gắn với lợi ích của người dân, để phát triển sản xuất bền vững.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sắp xếp đổi mới nông, lâm trường chưa đạt hiệu quả như mong muốn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI