Tin tức » Tin trong nước
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:29:41 PM (GMT+7)
Rùa da quý hiếm nặng hơn 200 kg chết ở vùng biển Phú Quốc
(12:26:10 PM 16/01/2019)(Tin Môi Trường) - Viện Hải dương học Nha Trang đang cử cán bộ đến Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc để tiếp nhận một con rùa da nặng 200 kg đã chết để làm tiêu bản.
>> Bộ Nông nghiệp báo cáo Thủ tướng về tình trạng lúa chết ở Hậu Giang >> "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc >> ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét >> Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn >> Phát huy vai trò của đoàn thể trong giảm thiểu rác thải nhựa ở TP. Phú Quốc
Rùa da quý hiếm nặng hơn 200 kg đang chờ đưa về Viện hải dương học -ẢNH: BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC CUNG CẤP
Sáng 16.1, ông Nguyễn Linh Ngọc, Trưởng phòng nghiệp vụ Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc (Kiên Giang), cho biết đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể rùa da quý hiếm nặng hơn 200 kg.
“Rất tiếc là rùa đã chết và chúng tôi đang lưu giữ trong kho đông lạnh. Chúng tôi đã liên hệ với Viện Hải dương học Nha Trang để viện mang về làm tiêu bản, trưng bày bảo tồn sinh học. Hiện họ đang cử cán bộ vào Phú Quốc để chuyển xác rùa ra ngoài đó”, ông Ngọc cho biết.
Cũng theo ông Ngọc, qua quan sát, phía chân sau của rùa có một lỗ tròn, chứng tỏ nhiều khả năng cá thể rùa này đã từng được “giải cứu”, gắn thẻ đánh dấu, tuy nhiên đã bị mất thẻ.
“Đây là loài rùa da, cực kỳ quý hiếm. Từ trước tới nay Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc chưa từng đánh dấu cho loại rùa này, nên có thể đây là rùa từ vùng biển khác di cư tới đây”, ông Ngọc thông tin thêm.
Rùa da nặng 200 kg được ngư dân bàn giao Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc. -ẢNH: BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC CUNG CẤP.
Trước đó, khoảng 12 giờ ngày 15.1, Trạm kiểm soát biên phòng Hòn Thơm (Phú Quốc) tiếp nhận cá thể rùa này từ tàu cá KG-93930TS của một ngư dân ở TP.Rạch Giá.
Sau đó, trạm biên phòng đã bàn giao cho Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc.
TN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.