»

Thứ tư, 22/01/2025, 22:02:36 PM (GMT+7)

Phú Yên chưa kiên quyết với người dân chiếm đất rừng phòng hộ nuôi tôm

(10:57:50 AM 03/07/2016)
(Tin Môi Trường) - Tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm trái phép trong khu vực đầm Ô Loan ở huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) mặc dù đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nhưng đến nay vẫn chưa dứt điểm.

Phú[-]Yên[-]chưa[-]kiên[-]quyết[-]với[-]người[-]dân[-]chiếm[-]đất[-]rừng[-]phòng[-]hộ[-]nuôi[-]tôm

Dân sử dụng đất sai mục đích hoặc lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để xây dựng  hồ nuôi tôm trái phép - Ảnh: TL

 

Chỉ riêng trên địa bàn xã An Ninh Đông, các cơ quan chức năng huyện Tuy An đã xác định 48 hộ dân sử dụng đất sai mục đích hoặc lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển để xây dựng 54 hồ nuôi tôm trái phép hơn 67.600 m2. Qua nhiều lần giải thích, các hộ dân cam kết đến cuối tháng 4/2016 tự tháo dỡ, san lấp lại diện tích đã xây dựng hồ nuôi tôm trái phép. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 23 trong số 48 hộ khắc phục tương đối hoàn toàn; số hộ còn lại đã san lấp trả lại mặt bằng từ 40% đến 80% diện tích với lý do việc san lấp gặp khó khăn vì làm ăn thua lỗ.


Ông Nguyễn Trung Chánh, Bí thư Đảng ủy xã An Ninh Đông cho biết, những trường hợp lấn chiếm có khắc phục nhưng khắc phục hoàn toàn thì rất khó vì từ năm 2012 đến nay họ làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, ở khu vực này không có cát để chở lấp. Không chỉ vậy, do các hộ nuôi tôm tự phát nên đến nay rất khó xử lý hậu quả ô nhiễm môi trường.


Được biết, mỗi hồ nuôi tôm từ 2.000 đến 4.000 m2. Do đó muốn trả lại nguyên trạng mỗi hồ cần khoảng 2.000 m3 đến 4.000 m3 cát là rất lớn. Trong khi đó, mặc dù khu vực rừng phòng hộ có cát nhưng lấy cát từ rừng phòng hộ để san lấp thì lại vi phạm nữa nên người dân không dám làm. Muốn lấp hồ phải mua cát từ nơi khác chở về nên chi phí rất tốn kém. Đó là chưa kể do nuôi tôm thua lỗ nên người dân không đủ tiền để thuê lao động và phương tiện san lấp hồ.


Tại xã An Ninh Đông có hơn 303ha rừng phòng hộ ven biển chủ yếu trồng phi lao; trong đó đã giao 72,4ha cho 130 hộ quản lý; diện tích còn lại do UBND xã quản lý. Việc chặt phá rừng phòng hộ xảy ra từ lâu và từ năm 2012 đã kiểm tra, xử lý nhưng chính quyền xã An Ninh Đông cũng như huyện Tuy An không kiên quyết xử lý dứt điểm. Do đó, rất có khả năng người dân vẫn tiếp tục lén lút nuôi tôm.


Một người dân xin được giấu tên đang thả nuôi 2 đìa tôm tại thôn Phú Sơn (xã An Ninh Đông) với tổng diện tích khoảng 4.0002 nói: “Mấy năm nay thả giống xuống là bị dịch bệnh do nguồn nước đã bị ô nhiễm; thiệt hại mỗi đìa tôm ít nhất 60 triệu đồng nhưng tôi vẫn tiếp tục nuôi mong gỡ gạc lại tiền đã bỏ ra”.

Thế Lập
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Yên chưa kiên quyết với người dân chiếm đất rừng phòng hộ nuôi tôm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI