Tin tức » Tin trong nước
Phát hiện hợp chất lạ trong vàng miếng tại Việt Nam
(23:14:43 PM 17/06/2011)
Không ít cửa hàng do chủ quan đã mua loại vàng này, đến khi nung chảy phân kim mới biết là hàm lượng vàng chỉ có khoảng 60 - 80%, còn lại là chất lắng cặn như hạt cát mịn.
Với chiêu thức độn vonfram, kẻ gian có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng và người tiêu dùng khoảng 7,5 triệu đồng/cây vàng.
Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Tuyến, viện trưởng viện Hóa học Việt Nam cho TTXVN biết, khả năng vàng miếng có hợp chất lạ có thể là Vonfram.
Hợp chất này là một kim loại chuyển tiếp có màu từ sám thép đến trắng, rất cứng và nặng, chịu nhiệt khối lượng riêng lớn (19,3g/cm3) và nhiệt độ nóng chảy rất cao (34100C). Bền trong không khí ở nhiệt độ thường, tan trong hỗn hợp axitniric và axit flohidric.
Các khoáng vật chính là Vonframit, seelit, tungstit. Vonfram ít tồn tại dưới dạng tự do mà chủ yếu ở trong các khoáng vật của nó. Vonfram được ứng dụng rất rộng rãi như dùng để chế tạo thép siêu cứng và chịu nhiệt, thiết bị cắt nhanh, hợp kim, dùng trong kĩ thuật điện (làm dây tóc bóng đèn điện), trong kĩ thuật vô tuyến điện.
Ông Nguyễn Ngọc Khôi, giám đốc trung tâm Ngọc học và giám định vàng bạc đá quý cho biết, khi đun nóng chảy vàng nguyên chất rồi trộn khoảng 10-30% lượng bột vonfram sẽ tạo ra hợp kim có màu sắc như vàng thật, mắt thường khó nhận diện. Ngay cả nhiều loại máy thử vàng hiện đại tại Việt Nam cũng khó phát hiện do chưa cài đặt phần mềm nhận diện được nguyên tố vonfram.
Theo các chủ tiệm vàng tính toán, hiện một lọ chứa 100g vonfram tinh khiết trong phòng thí nghiệm giá khoảng 2,4 triệu đồng (khoảng 100 ngàn đồng một chỉ vonfram). Khi trộn với vàng, các đối tượng lừa đảo có thể lấy cắp được 2 chỉ trong 1 cây vàng và thay thế bằng 2 chỉ vonfram. Giá vàng hiện nay khoảng 3,7 triệu đồng/chỉ, như vậy kẻ gian có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng và người tiêu dùng khoảng 7,5 triệu đồng/cây vàng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.