»

Thứ ba, 21/01/2025, 01:27:21 AM (GMT+7)

Phải nắn dòng chảy để bảo vệ QL91!

(07:46:10 AM 11/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Chiều 10-3, sau 3 ngày khẩn trương gia cố, đoạn sạt lở ở phường Bình Đức, TP Long Xuyên đã tương đối ổn định, các vết nứt cách QL 91 hơn 10m không có diễn biến mới. Dự kiến phải cần 111.000m³ cát để lấp các hố xoáy trên toàn khu vực có nguy cơ sạt lở, kéo dài 196m.

 

Để đảm bảo an toàn cho các hộ dân, UBND tỉnh An Giang đã cho di dời 76 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm; đồng thời bố trí nơi ở tạm tại trường học, nhà trọ; UBND TP Long Xuyên cũng đã giải ngân gần 500 triệu đồng, hỗ trợ mỗi gia đình bị thiệt hại 7 triệu đồng tiền di dời; lập chốt tiếp nhận ủng hộ để cung cấp lương thực cho các hộ dân.
 

Lực lượng bộ đội địa phương được huy động để lấp các hố xoáy, gia cố bờ sông Hậu.
 
Bà Trần Thị Kim Loan, Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, cho biết: “TP Long Xuyên đang hoàn tất cơ sở hạ tầng 2 khu tái định cư tại xã Mỹ Hòa Hưng và phường Mỹ Hòa. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành hạ tầng giao thông, điện nước. Sau đó, sẽ tiến hành xét ưu tiên cấp nền cho các hộ dân bị thiệt hại để họ có nơi ở ổn định”. 

Trước nguy cơ đe dọa nghiêm trọng QL91, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo Sở GTVT tỉnh thi công thêm một đường phụ rộng 12m (4m vỉa hè), dài 250m cặp với quốc lộ hiện hữu để giảm tải cho đường cũ. Đoạn đường phụ này đang được thi công ngày đêm, dự kiến hoàn thành vào ngày 15-3. 

Để ứng phó với sạt lở phía bờ QL91, tỉnh An Giang đã thống nhất giải pháp di dời làng cá bè bên phía cù lao Mỹ Hòa Hưng, nạo vét, chỉnh dòng chảy ra giữa sông. Phía nhánh bên kia cù lao Mỹ Hòa Hưng sẽ cho khai thác cát, khai thông dòng chảy để san sẻ lưu lượng nước cho nhánh sông giáp TP Long Xuyên. Tuy nhiên, giải pháp trên chỉ mang tính tình thế.

Theo nhiều chuyên gia thủy lợi, về lâu dài, ĐBSCL cần phải có biện pháp phòng tránh sạt lở chủ động hơn. Vấn đề cấp bách hiện nay đối với ĐBSCL là phải có biện pháp chỉnh trị dòng chảy các con sông. Sở TN-MT An Giang đang kiến nghị các bộ ngành trung ương cho thực hiện một dự án tổng thể chỉnh trị dòng chảy các con sông. 

Hiện nay, nhiệm vụ rà soát, quản lý chống sạt lở và xử lý sau sạt lở ở ĐBSCL rất chung chung. Ngành tài nguyên - môi trường cho rằng chỉ phụ trách quản lý tài nguyên nước, chất lượng nguồn nước; ngành nông nghiệp thì chỉ lo thủy lợi còn giao thông vận tải bảo lo an toàn giao thông! 

 

 Cà Mau: Đê biển Tây tiếp tục bị lở nặng 

 
Chiều 10-3, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, triều cường dâng cao kèm sóng to, gió lớn… tiếp tục tàn phá nặng nề tuyến đê biển Tây. Qua khảo sát thực tế đã phát hiện mới 4 điểm sạt lở nghiêm trọng, đe dọa gây vỡ đê. 4 điểm sạt lở mới có tổng chiều dài trên 1.100m, gồm các đoạn: Vàm Tiểu Dừa, đoạn tiếp giáp kè phía Nam cống Lung Ranh (huyện U Minh), đoạn tại Vàm Giáo Bảy và đoạn tại cống Kinh Mới (huyện Trần Văn Thời).
 X.Hạ

 

Đ.Tuyển(SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phải nắn dòng chảy để bảo vệ QL91!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI