Tin tức » Tin trong nước
Những mô hình hiệu quả để "sống chung" với mưa lũ
(20:21:32 PM 25/12/2011)
Ảnh minh họa
Mô hình "Trồng rau thích ứng với biến đổi khí hậu", sử dụng kỹ thuật trồng rau trên giàn có mái che vừa tránh được thiệt hại do lũ ngập, vừa cho thu nhập rất cao. Cách làm là dùng cọc bê tông cao khoảng 1m để làm giàn. Phía trên giàn có các thanh sắt uốn cong làm vòm căng, 1 tấm lưới nylon màu đen và 1 tấm nhựa nylon màu trắng trong. Tùy theo thời tiết, những khi mưa to chỉ cần kéo lưới và nylon 2 bên che kín giàn, cây rau sẽ an toàn; những hôm nắng gắt có thể giảm bớt ánh sáng bằng cách, kéo lưới nylon màu đen che lại, còn những hôm trời mát thì thu gọn lưới và nylon không cần che. Đất trồng rau là hỗn hợp pha trộn giữa đất màu, phân chuồng hoai, rơm rạ khô băm nhỏ và trấu, những thứ có sẵn, không phải mua nên tiết kiệm được chi phí.
Theo tính toán của các hộ dân, thực hiện mô hình nói trên tại xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền), với diện tích khoảng 25 m2/hộ thì tổng mức đầu tư làm giàn hết 7 triệu đồng, nhưng đưa lại hiệu quả cao. Nhờ có giàn tránh úng ngập, có vòm che mưa nắng nên trong khi rau của phần lớn các hộ trong thôn bị úng ngập, hư thối không tiêu thụ được thì rau giàn ở đây phát triển tốt, cho thu nhập khoảng 8-10 lứa/năm; ngoài ra dù đang trong mùa lũ nhưng nhờ có giàn, các hộ dân còn gieo ươm được rau giống cung cấp cho người trồng. Tính trung bình, mỗi lứa rau chính vụ bán ra khoảng 8.000 đồng/kg, nhưng trong những tháng mùa mưa lũ được bán với giá 20.000 đồng/kg, tăng gấp 2,5 lần. Từ 25 m2 rau trồng giàn, mỗi hộ có thể thu nhập khoảng 1 triệu đồng/tháng, tính ra với cách làm này những người trồng rau vùng lũ vẫn có thể có thu nhập từ 400 triệu đến 500 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng rau trên giàn, tuy đầu tư ban đầu có hơi cao, nhưng làm một lần có thể trồng được nhiều vụ; vả lại rau trồng vừa dễ làm, dễ chăm sóc, hạn chế được sâu bệnh và rủi ro do thời tiết, tiết kiệm được thuốc BVTV, vừa chủ động được sản xuất, sản lượng thu hoạch tăng, giá bán rau trong các tháng mùa mưa lũ thường rất cao nên hiệu quả thực tế cao hơn nhiều so với trồng rau trên mặt đất.
Trong mùa lũ, nhiều hộ dân ở phường Thủy Biều (thành phố Huế) còn có mô hình trồng gừng trong bao. Đất trồng gừng là tận dụng những khoảng đất trống chưa sử dụng, đất sân phơi, sân xi măng để trồng gừng trong bao. Một tháng trước khi đưa vào trồng, gừng được cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn đều có mắt mầm rồi đem ủ dưới một lớp đất, sau khi gừng nảy chồi thì đem ươm vào bao theo đúng kỹ thuật. Bao dùng để trồng gừng là bao xi măng đã được giặt sạch. Mỗi bao đất dùng để trồng gừng gồm 4 lớp: lớp dưới cùng là lớp trấu được đốt cháy xém làm nhiệm vụ rút nước, lớp thứ 2 là đất trộn phân vi sinh, lớp thứ 3 là phân bò tươi và lớp đất sạch nằm trên cùng. Gừng giống được ươm ở lớp trên cùng, với độ sâu khoảng 5 cm, đây là mức ươm lý tưởng để gừng không bị lẫn phân, dẫn đến việc thối củ. Sau khi ươm từ 7 đến 10 ngày, gừng giống bắt đầu đâm chồi và nổi lên mặt đất, lúc này thì phải tiến hành vào đất lần thứ 2. Bởi nếu để củ gừng trồi lên trên mặt đất sẽ khiến gừng bị xanh, việc vào đất sẽ giúp củ gừng trắng hơn. Ích lợi của mô hình trồng gừng trong bao là có thể tranh thủ mọi không gian như: ngoài hàng rào, dưới tán cây hay ven lối đi để đặt bao, có bề mặt bằng phẳng để xếp bao; dễ di chuyển lên cao để tránh lũ nếu thấy có những dấu hiệu bất lợi về thời tiết. Với diện tích 100 m2, vốn đầu tư ban đầu khoảng 800.000 đồng, mô hình trồng gừng trong bao có thể thu lãi gần 10 triệu đồng/năm.
Ở Thừa Thiên - Huế, người dân vùng lũ vẫn có thể có nước giếng sạch để dùng trong mùa mưa lũ, bằng cách đóng một tấm ván úp vừa với miệng giếng; trên đó được phủ một lớp nilon (vải nhựa) và dùng dây cao su bịt kín không cho nước lũ tràn vào. Độc đáo của mô hình này là khi nước lũ rút xuống khỏi thành giếng, mở nắp giếng ra là có nước sạch để dùng ngay./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.