»

Thứ tư, 27/11/2024, 04:32:43 AM (GMT+7)

Nguy cơ ngập mặn sâu vào nội đồng ở Hậu Giang

(08:03:08 AM 17/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn Hậu Giang, vào giữa tháng 2 năm nay, nước mặn có khả năng xâm nhập sâu vào địa bàn dọc theo kênh xáng Xà No, đặc biệt là các tuyến kênh thuộc xã đầu nguồn của huyện Long Mỹ...

Trước tình hình trên, các địa phương đang tập trung thực hiện công tác phòng chống mặn xâm nhập nhằm đảm bảo an toàn diện tích sản xuất nông nghiệp, vườn cây ăn trái trên địa bàn. Theo đó, ngành chuyên môn tổ chức quan trắc độ mặn 3 lần/tuần tại 8 điểm dọc theo sông Cái Lớn, Cái Tư và sông Nước Đục thuộc khu vực mặn xâm nhập cao. 

Khi độ mặnmức 2% sẽ tiến hành đóng cống kênh lầu xã Hỏa Tiến và 22 cống thuộc địa bàn Tân Tiến, Vị Tân và Hỏa Lựu (thành phố Vị Thanh) và toàn bộ cống, đập thuộc vùng cửa ngõ của huyện Long Mỹ để bảo vệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo ngành chức năng tỉnh này lo ngại, nước mặn năm nay xâm nhập vào sớm hơn mọi năm, rơi đúng vào thời điểm các trà lúa đông xuân làm đòng, trổ bông và nhiều diện tích cây ăn trái, hoa màu vào vụ cho trái, sắp thu hoạch. Trong khi đó, khâu đầu tư cống đập, ô đê bao khép kín ngăn mặn, lũ chưa hoàn chỉnh đang gây nhiều khó khăn cho nông dân.

 

Ảnh minh hoạ


Nhằm hạn chế mặn xâm nhập ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân, tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân tu bổ bờ bao, nạo vét kênh mương nội đồng, lựa chọn thời điểm thích hợp để tích nước vào kênh mương, chủ động bơm tưới phù hợp cho từng loại cây trồng, vật nuôi trong mùa khô. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đối phó nhất thời, về lâu dài địa phương cần có giải pháp căn cơ, bền vững hơn. Bởi theo các nhà chuyên môn nhận định, gần đây mực nước biển dâng ngày một cao, tình trạng mặn xâm nhập ngày một tiến sâu vào nội đồng, thời gian lưu trú và độ mặn cũng dài, cao hơn. Đây là hiện tượng xuất hiện rõ dần sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra trên địa bàn, cụ thể nhất là thời tiết gần đây ngày một diễn biến phức tạp, khó lường.

Điều lo lắng nhất hiện nay, nước mặn có khả năng tiến sâu vào nội đồng vào cao điểm đỉnh triều cường con nước rằm và ba mươi tháng Giêng âm lịch tới, nhằm trung tuần tháng 2 và đầu tháng 3/2014. Nước mặn dâng cao, cộng với thời tiết nắng nóng gây gắt vào ban ngày, độ lạnh xuống thấp vào đêm, sương mù vào rạng sáng đang làm ảnh hưởng đến 77.000 ha lúa đông xuân đang sinh trưởng trên đồng. Hiện tại, phần lớn diện tích lúa đông xuântỉnh này đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, dự kiến đến cuối tháng 3/2014 mới thu hoạch dứt điểm, do đó công tác phòng chống mặn xâm nhập đang được các địa phương tích cực thực hiện.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy cơ ngập mặn sâu vào nội đồng ở Hậu Giang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"

25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam - năm 2024 đã tiến hành công bố kết quả và trao giải cuộc thi với sự tham gia của các đại biểu là các nhà khoa học, nhà báo, khách mời và các tác giả đoạt giải cuộc thi.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI