Tin tức » Tin trong nước
Nghệ An: Quán triệt chấp hành Luật khoáng sản và môi trường cho doanh nghiệp
(22:15:54 PM 29/05/2012)Đoàn công tác số 2 - Phòng CSMT của Công an tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp về công tác chấp hành luật khoáng sản và Môi trường. (Ảnh: Đại An- TMT)
Sáng ngày 28/5, tại UBND xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An - Đoàn công tác số 2 - Phòng CSMT của Công an tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp về công tác chấp hành luật khoáng sản và Môi trường.
Dự hội nghị này có hơn 25 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Châu Hồng. Tại hội nghị, lãnh đạo Phòng CSMT CA tỉnh Nghệ An đã chỉ rõ: Việc khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguôn tài nguyên, bảo vệ tốt môi trường, ANTT trong khai thác khoáng sản...
Báo cáo tại hội nghị này cũng nêu rõ: những gì đã và đang diễn ra tại Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp nói riêng và các địa phương khác trong tỉnh Nghệ An nói chung đã xuất hiện nhiều vấn đề hệ lũy tiêu cực, hạn chế trong thực hiện các đường lối, chính sách pháp luật về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Xảy ra mâu thuẫn tranh chấp cục bộ trong hoạt động khai thác khoáng sản rất phức tạp....
Thượng tá Nguyễn Viết Nhi - Phó trưởng phòng CSMT CA tỉnh Nghệ An đã chỉ rõ 5 vấn đề vi phạm mà 25 doanh nghiệp tại địa bàn xã Châu Hồng cụ thể như sau:
Vi phạm về thủ tục hồ sơ: Trong số các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản tại Châu Hồng có nhiều doanh nghiệp chưa đủ các thủ tục hồ sơ bắt buộc mà luật Khoáng sản đã quy định như: quyết định thuê đất, hợp đồng thuê đất, quyết định (QĐ) bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ… nhưng vẫn tiến hành hoạt động khai thác hoặc các doanh nghiệp mới chỉ có quyết định thăm dò, chưa có QĐ khai thác nhưng vẫn tiến hành khai thác; các doanh nghiệp xây dựng xưởng chế biến khoáng sản nằm ngoài khu vực cấp phép.
Vi phạm về thiết kế khai thác: có một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản không đúng theo giấy phép được cấp (từ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò, từ khai thác đá sang khai thác thiếc, quá số lượng hầm lò);
Trong đó có “vấn nạn” một số doanh nghiệp được cơ quan cấp phép khai thác nhưng không tổ chức khai thác mà cho các nhà thầu khác thầu lại, chia mỏ, hợp đồng, liên doanh, liên kết...
Vi phạm về vật liệu nổ công nghiệp: Trong quá trình khai thác khoáng sản có một số doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc quy định về quản lý, sử dụng VLNCN. Đặc biệt, số vật liệu nổ xuất ra sử dụng không hết nhưng lại không đưa về kho mìn để quản lý mà còn bỏ vào lán công nhân, dưới gầm giường, chiếu; nhiều doanh nghiệp không đăng ký thời gian nổ mìn, hoặc nổ mìn quá thời gian quy định, nổ mìn nhiều lần trong ngày. Có một số doanh nghiệp chưa có kho mìn phải thuê kho của doanh nghiệp khác nhưng trong quá trình vận chuyển vật liệu nổ lại không đăng ký phương tiện chuyên dụng vận chuyển.
Vi phạm về ATLĐ: Nhìn chung các doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm và có thu nhập ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ việc thực hiện chính sách lao động và công tác ATVS lao động tại doanh nghiệp chưa được quan tâm chú trọng. Vi phạm phổ biến là sử dụng lao động không đăng ký hợp đồng lao động, không tham gia BHXH, BHYT cho người lao động....
Vi phạm về bảo vệ môi trường: Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã Châu Hồng hiện nay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản lại không tổ chức xây dựng hoặc xây dựng không đúng, không đầy đủ các công trình xử lý môi trường. Đáng chú ý là các công trình xử lý nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và hệ thống nước thải nguy hại. Do vậy, việc khai thác gây ô nhiễm môi trường nguồn nước tại các điểm mỏ như khu vực Thung Bốn, Bản Công, Thung Lùn, Suối Bắc.
Với những vi phạm trên, Đoàn công tác số 2 - CSMT CA Nghệ An đã tiến hành xử phạt hành chính đối với 11 công ty và 6 tổ hợp tuyển quặng trái phép hơn 300 triệu đồng.
Cũng tại hội nghị này, cán bộ CSMT cũng nói rõ nguyên nhân của những sai phạm trên là do buông lỏng quản lý Nhà nước trong thời gian dài ở các khâu: Cấp phép, quản lý sau cấp phép, công tác thanh tra, kiểm tra làm nhiều nhưng không có hiểu quả, công tác phối hợp, phân cấp các cấp, các ngành không rõ ràng... Đặc biệt là cơ chế chính sách còn nhiều bất cập...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.