Tin tức » Tin trong nước
Thứ ba, 21/01/2025, 04:18:58 AM (GMT+7)
Nghệ An: Người dân cố thủ trong lòng hồ thủy điện
(13:36:10 PM 19/03/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Còn gần 1.000 hộ dân trong lòng hồ Thủy điện Hủa Na (huyện Quế Phong, Nghệ An) vẫn cố thủ, chưa di dời, vì công tác đền bù chưa thống nhất và nhiều người chưa tin vào vùng đất mới.
>> Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Trong khi đó, theo kế hoạch, trước tháng 5, tất cả hộ dân trong lòng hồ Thủy điện Hủa Na phải ra vùng tái định cư để phục vụ tích nước.
Một góc bản làng vùng lòng hồ thủy điện Hủa Na. |
Khó giải phóng mặt bằng
Ông Cao Xuân Quỳnh, Trưởng phòng Đền bù - Giải phóng mặt bằng Cty Thủy điện Hủa Na, cho biết, theo kế hoạch, hơn 1.350 hộ dân, với hơn 5.000 nhân khẩu (chiếm 10% dân số huyện Quế Phong) đang sinh sống tại 14 bản thuộc hai xã Đồng Văn và Thông Thụ sẽ phải di dời khỏi vùng lòng hồ trước tháng 5.
Ngoại trừ các hộ đã ra đi tự nguyện, đa số hộ còn lại sẽ được bố trí vào ở tại 16 khu tái định cư (TĐC) đã, đang được xây dựng tại hai xã Thông Thụ và Tiền Phong.
Tuy nhiên, mới chỉ có hơn 130/1.350 hộ dân di chuyển về khu TĐC ở Piêng Cu, xã Tiền Phong. Số hộ còn lại vẫn quyết tâm không đi, vì chưa đồng ý với phương án đền bù mà Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư (BTHT &TĐC) đưa ra.
Theo nhiều người dân, hầu hết đơn giá bồi thường các loại cây cối, hoa màu, đất đai đều thấp hơn nhiều so với năm trước (2010). Chị Trần Thị Lý, bản Na Câng (xã Thông Thụ) nói rằng, đơn giá bồi thường năm 2011 có sự chênh lệnh lớn so với năm 2010.
Năm 2010, gừng có giá 4.000đồng/m2 nhưng năm 2011 chỉ còn 3.100/m2, cây cam nhỏ chuyển dời được giảm giá từ 70.000 đồng/cây xuống còn 20.000 đồng/cây, đất rừng sản xuất các bản lòng hồ xã Đồng Văn từ 2.800đồng/m2 giảm xuống 500 đồng/m2…
“Nhà tôi được đền bù 39 triệu, số tiền này chưa đủ để trang trải chi phí dời nhà ra khu TĐC, chưa kể những khó khăn khác về sinh hoạt thời gian đầu chuyển đến nơi ở mới”, chị Lý nói.
Nhiều người dân các bản vùng lòng hồ của xã Đồng Văn cũng thắc mắc khi so sánh đơn giá một số loại đất với các bản vùng lòng hồ của xã Thông Thụ gần đó.
Ông Lô Văn Thình (bản Huồi Muông, xã Đồng Văn) nói rằng, đều là dân vùng lòng hồ, nhưng tại sao lại có sự chênh lệch đất trồng lúa nước, ở xã Đồng Văn có đơn giá 10.000 đồng/m2, còn ở xã Thông Thụ 15.000 đồng/m2.
Các loại đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm giữa Đồng Văn và Thông Thụ đều chênh nhau từ 4.000 -5.000 đồng/m2.
Ông Trương Minh Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, Chủ tịch Hội đồng BTHT&TĐC, cho biết, Hội đồng đền bù đã áp giá tài sản trên đất được 13/14 vùng lòng hồ, họp lấy ý kiến dân được 10/12 vùng.
Tuy nhiên, mới chỉ có bản Nong Đanh và 45 hộ của bản Piêng Pùng thống nhất với phương án bồi thường Hội đồng lập. Theo ông Cương, việc kiểm kê, áp giá đền bù hoàn thành cuối năm 2008, nhưng nay mới tiến hành bồi thường.
Trong thời gian đó, nhiều loại cây cối, hoa màu lớn lên, nên người dân không đồng ý nhận tiền bồi thường theo cách áp giá cũ. Ngoài ra, đơn giá đền bù năm nay giảm so với năm 2010 nên nhiều bà con thắc mắc, không đồng tình.
Sợ vùng đất mới
Nằm sát chân nhà máy thủy điện Hủa Na, bản Huôi Muông, xã Đồng Văn có 133 hộ (gồm 67 hộ nghèo), với 518 nhân khẩu là đồng bào người Thái. Bao đời nay, người Huồi Muồng sống lọt thỏm giữa rừng xanh, cuộc sống chủ yếu là tự cung tự cấp.
Từ khi công trình thủy điện được khởi công, người dân nơi đây dần xa cảnh bắt cá dưới sông, hái quả trên rừng, trở thành những tiểu thương đúng nghĩa.
Thế nhưng, khi dần quen với nghiệp thương nhân thì cũng là lúc họ phải chia tay mảnh đất thân thuộc để đến khu TĐC Huồi Siu- Huồi Lạn (xã Tiền Phong).
Một số người dân nói rằng, người Huồi Muông chấp hành chủ trương di dời của Nhà nước, nhưng các khu TĐC phải đảm bảo không chỉ đủ cơ sở hạ tầng mà còn phong tục truyền thống trong nếp ăn, nếp ở thì đồng bào mới tới.
Ông Lô Văn Bình ở bản Huồi Muông nói: “Gia đình ta đã đi xem đất ở khu TĐC, nhưng nền nhà ở vị trí cao không thể đào giếng được nên còn chần chừ chưa nhận. Với lại, người Thái ở đây bao đời nay chỉ ở những vùng đất ven sông, ven suối, nếu ở cao quá không hợp phong tục truyền thống”.
Ông Lô Văn Châu lại có một lý do khác để chưa chuyển cả nhà về khu TĐC, dù đã nhận đất nền tại khu TĐC Huồi Siu- Huồi Lạn. Theo cam kết ban đầu, mỗi hộ chuyển về khu TĐC được cấp 400 m2 đất ở, 400 m2 đất vườn đồi liền kề, 1 ha đất sản xuất nông nghiệp (trong đó ít nhất phải có 200 m2 ruộng lúa nước cho 1 khẩu), từ 3 đến 5 ha đất lâm nghiệp.
Thế nhưng, thực tế khi ra nhận, nền diện tích không đúng như cam kết, ông Châu nói.
Ông Lô Văn Thứ, Trưởng bản Huồi Muông, cho biết, trong số 133 hộ dân trong bản, chỉ có 20 hộ đi tự nguyện và tự tìm điểm đến, còn 117 hộ chuyển về khu TĐC Huồi Siu – Huồi Lạn, nhưng mới chỉ có 36 hộ nhận nền, số còn lại chưa đồng ý.
Một số bà con lý giải rằng, địa điểm xây dựng khu TĐC không có sự thống nhất giữa người dân và chủ đầu tư ngay từ ban đầu nên dẫn đến việc nền nhà được san quá cao, không hợp với truyền thống của đồng bào Thái.
Tiền đền bù nhà ở quá thấp so với thực tế nên nhiều hộ không đủ điều kiện để di dời ra khu TĐC, đặc biệt là những hộ tự làm nhà ở nơi đến, nước sinh hoạt chưa được đảm bảo.
Thủy điện Hủa Na có công suất thiết kế 180 MW, được khởi công từ năm 2008, với số vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng.
Công trình được xây dựng trên tổng diện tích gần 2.500 ha, trong đó, diện tích đất ngập vùng lòng hồ là 2.042 ha. Khi vận hành, thủy điện Hủa Na sẽ cung cấp sản lượng trung bình khoảng 722 triệu kWh/năm.
Phan Sáng- T.Duy (Tiền phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.