Tin tức » Tin trong nước
Ngang nhiên vận chuyển gỗ sưa cổ thụ ra khỏi rừng cấm
(09:00:13 AM 04/05/2012)
3 cây sưa trị giá 1.000 tỷ đồng?
Khi ông Nguyễn Văn Huyên, Phó Giám đốc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, cùng đoàn công tác vào kiểm tra tận “sào huyệt” khu vực chặt phá 3 cây sưa cổ thụ, cả đoàn thất thần trước cảnh tàn sát loại gỗ quý hiếm này. Trong vòng 80m², lượng mùn cưa, bai, vai, lá cây sưa dày lên đến 0,4m. Điều đó, chứng tỏ sự đồ sộ của các cây sưa này.
|
Chốt kiểm lâm Vực Trô bị hơn 100 lâm tặc khống chế để tẩu tán gỗ sưa trong đêm. Ảnh: NGUYÊN LONG |
Chúng tôi lên xã Phúc Trạch, nơi xuất hiện nhóm người triệt phá ba cây gỗ sưa trái phép, bắt gặp những cái nhìn cảnh giác của người trong vùng. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Hiền, cho biết: Cầm đầu nhóm lâm tặc hạ sát 3 cây sưa cổ thụ là đối tượng tên Hạnh, một trùm gỗ sưa trong vùng. 10 năm trước đối tượng này dựng một chuồng bò, xây móng rỗng, cao hơn bình thường 1m, ở giữa chứa các thanh gỗ sưa khai thác lậu và Hạnh vừa bán được 18 tỷ đồng. Hạnh đi rừng thường xuyên và là người đầu tiên phát hiện 3 cây gỗ sưa này. Sau đó đã lôi kéo 10 người trong dòng tộc và bạn bè thân thích.
Trước khi hạ sát, Hạnh đã chụp ảnh 3 cây gỗ sưa trên và ra giá với các đầu nậu gỗ tại Quảng Bình hàng trăm tỷ đồng. Người được thuê cưa xẻ 3 cây sưa cổ thụ có tên Sáu “cưa” ở xã Xuân Trạch. Tất cả đều được chia tiền trong rừng, Hạnh được chia nhiều nhất, 110 tỷ đồng.
Ông Hiền tiết lộ thêm: Các đối tượng lạ mặt vào khu vực Hung Trí mua sưa, nếu đưa tiền mệnh giá 200.000 đồng liền bị từ chối, nhóm này chỉ lấy tiền mệnh giá 500.000 đồng và đưa lên cân. Cứ mỗi tỷ đồng chúng đưa lên bàn cân, được bao nhiêu cân, sẽ lấy đó làm chuẩn để cân tiền, không đếm, sau khi cân xong sẽ bàn giao gỗ.
|
Từng tốp cửu vạn đi xe máy vào rừng, lên núi Vực Trô, vượt trạm vào rừng tìm gỗ sưa. Ảnh: NGUYÊN LONG |
Tại Phúc Trạch, những thông tin chúng tôi thu được, trị giá 3 cây gỗ sưa không dừng lại ở 500 - 600 tỷ đồng mà lên đến cả ngàn tỷ đồng, tính cả gốc, rễ, cành ngọn… Nếu đưa được về Đồng Hới, nó có giá lên đến khoảng 2.000 tỷ đồng. Toàn bộ khối lượng gỗ sưa bị đốn hạ lên đến hơn 30m³, được chia thành 300 phách, có mặt ngang 0,4m - 1,2m, dài gần 2m.
Do giá gỗ sưa hiện tăng vùn vụt nên một nhóm người Phúc Trạch đã thuê 20 tay “anh chị” có trang bị súng đạn và mìn tự chế ở Hà Tĩnh vào khu vực trên để bảo kê. Đêm 1-5, những người đi rừng gùi thuê cho biết nhóm giang hồ Đồng Hới và nhóm bảo kê Hà Tĩnh đã xả súng loạn xạ vào nhau tại khu vực trên, nên nhiều người phải chạy tán loạn tìm hẻm đá tránh đạn.
Gần 7 tấn gỗ sưa đã hạ sơn
Giới buôn gỗ sưa cho rằng toàn bộ số gỗ trên đang được ém lại trong rừng để tìm cách chuyển về xuôi bán. Nguồn tin của chúng tôi cho biết có 6,8 tấn gỗ sưa được xẻ thành tấm, mỗi tấm có mặt rộng 0,7m, dài gần 2m được chuyển lậu về xuôi trót lọt. Trùm gỗ sưa bao tiêu vụ này đã điều lên Phúc Trạch 8 ô tô loại 12 chỗ, cho 3 xe chở về, 4 xe chạy không để đánh lạc hướng cơ quan chức năng.
Nhiều thông tin cho rằng, để lượng gỗ quý trên hạ sơn an toàn, lâm tặc đã “mua đường” vận chuyển. Tuy nhiên, ai đã “bán đường” vẫn là ẩn số. Theo một lãnh đạo xã Phúc Trạch, có nghe dư luận như thế và cho biết giá “mua đường” đến 30 tỷ đồng. Hiện còn một lượng gỗ rất lớn đang giấu trong rừng sâu. Vì vậy, báo cáo của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (công văn số 226) cho biết: “Do số lượng người dân tham gia gùi gỗ khá đông nên việc cất giấu không tập trung mà chia lẻ. Địa hình tại khu vực khai thác gỗ và đường đi vô cùng hiểm trở, chỉ có lâm tặc và dân chuyên đi rừng mới vận chuyển được. Thế nên việc vây bắt của kiểm lâm VQG và các lực lượng chức năng ngay trong rừng là không khả thi”.
Lãnh đạo xã trên xác nhận có thôn gần như toàn bộ đàn ông vắng mặt để đi gùi gỗ sưa cho đầu nậu và nhóm lâm tặc chặt phá 3 cây sưa quý hiếm này. Một lực lượng khác gùi gạo, thức ăn cho bọn bảo kê và lâm tặc tại hiện trường.
Gỗ lậu được “bảo vệ” bằng vũ khí
Mặc dù lực lượng kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng đã rải quân khắp các khu vực nóng như Vực Trô, Hung Nha, Trộ Mợng nhưng dân gùi thồ và đi mót sưa vẫn tràn vào rừng. Chúng tôi lội bộ vào Vực Trô giữa trưa nóng 41°C, bị một toán “anh chị” bao vây, sau khi khám ba lô thấy toàn các mẫu vật là cây cối, chúng mới tha. Một người dẫn đường cho biết đây là toán bảo kê từ Hà Tĩnh vào đang đợi gỗ sưa gùi về.
Trên đường vào Vực Trô, từng tốp từ 6 đến 7 người mang gùi đi vào rừng. Hỏi đi đâu, nhiều người nói đi gùi gỗ sưa. Không sợ kiểm lâm à? Những người này cười lặng lẽ và đến gần trạm gác kiểm lâm dưới núi Vực Trô, họ liền leo lên núi, đạp đá tai mèo thoăn thoắt vượt trạm. Một cửu vạn gỗ sưa tiết lộ đã bỏ học cả tuần nay vào rừng gùi thuê, ra khỏi rừng sẽ được người nhà đón về. Còn gỗ, đang ém đâu đó dưới chân các dãy núi đá vôi.
Đêm 26, rạng sáng 27-4 có trên 100 người dân khống chế kiểm lâm bằng dao ở Vực Trô để tẩu tán rất nhiều gùi gỗ sưa. Trước đó, trong một cuộc vây bắt, lâm tặc đã bỏ lại một gùi bằng bao tải, có 18 viên đạn AK chưa nổ. Điều đó cho thấy, khu vực khai thác lậu gỗ sưa đang được “bảo vệ” bằng vũ khí.
Chiều 3-5, trời nóng như lửa, nhiệt độ lên đến 42°C, nhưng nhiều người dân ở các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch vẫn đóng gùi vào rừng di sản đi tìm vận may. Điều đáng quan tâm nhóm lâm tặc hạ sát 3 cây sưa cổ thụ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thậm chí họ còn thách thức chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vào rừng đang được bảo vệ nghiêm ngặt để tận diệt cây sưa.
Cắt gốc sưa giữa TP Huế
Sáng 3-5, người dân phát hiện, một cây gỗ sưa hơn 10 năm tuổi trên đường Nguyễn Tất Thành, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bị kẻ gian cưa tận gốc. Bước đầu cơ quan chức năng xác định kẻ gian đã dùng cưa máy đốn trộm cây sưa lấy thân, sau đó đưa lên ô tô vận chuyển đi trong đêm. Trước đó, cuối năm 2011, hai cây sưa nằm trên đường Nguyễn Tất Thành cũng bị kẻ gian cưa trộm, đến nay vẫn chưa bắt được thủ phạm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.