Tin tức » Tin trong nước
Mua gỗ đóng bàn vớ gốc cây quái thú 350 triệu
(15:14:34 PM 04/09/2012)Gần cả cuộc đời tá túc trong căn chòi rách, bầm dập bữa đói bữa no, vận may bất ngờ mỉm cười với anh nông dân nghèo khi mua được gốc cây với hình thù lạ lẫm. Gốc cây này đã có người đến ngỏ lời mua lại với giá 350 triệu.
Câu chuyện cứ ngỡ như nằm mơ về anh nông dân nghèo Nguyễn Văn Ba (tên thường gọi Mười Cóc, 56 tuổi, ấp An Thuận, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) làm xáo động cả vùng quê nghèo. Ít ai nghĩ rằng, cuộc đời quanh năm nghèo khó, phải ở đậu trong căn chòi tứ bề rách nát trên mảnh đất nhỏ tận đồng sâu, mưu sinh qua ngày bằng nghề bắt cá đồng lại thay đổi nhanh đến chóng mặt đến vậy. “Kỳ tích” này được xem như câu chuyện cổ tích giữa đời thường, được rất nhiều người kể lại.
|
Anh Nguyễn Văn Ba và gốc cây Mù u vô tình mua được. |
Một người đàn bà tuổi bậc trung, khuôn mặt khắc khổ ngồi bậu cửa không quá bất ngờ với cuộc viếng thăm của chúng tôi. Chị bảo, từ ngày có gốc cây này, có rất nhiều vị khách ngược xuôi tìm về đây xem xét, ngã giá.
Nhưng vận may chỉ thật sự mỉm cười khi người bạn cho tiền để anh Ba đi mua bàn ghế cho con cái có chỗ ngồi học. Lần lựa mãi, anh nghe bà Tư Nhàn trong xã đang rao bán gốc cây mù u. Thời điểm đầu, bà Tư Nhàn thấy cám cảnh trước hoàn cảnh nên chỉ đưa ra cái giá 1 triệu đồng.
Anh cùng 3 người nữa vào vườn đào gốc. Từng lớp đất xới lên, dưới gốc cây cổ thụ có tuổi hơn 150 năm lộ thiên nhiều rễ hình thú kỳ lạ, trông rất bắt mắt. Thấy vậy, bà Tư Nhàn thay đổi ý định, yêu cầu được trả thêm 2 triệu nữa mới bán và cho di chuyển ra khỏi vườn. Không ngần ngại, anh Ba trả tiền, huy động thêm máy móc, tất cả 3 người hì hục đào mất 20 ngày. Khi đưa được về đến nhà, chi phí bỏ ra mất gần 20 triệu đồng. Số tiền ấy chẳng bõ bèn gì vì sau đó có rất nhiều nghệ nhân nghe tin, tìm đến xem xét, ngã giá mua.
Lúc đầu, gốc cây này chỉ được trả 50 triệu đồng, nhưng sau đó nhanh chóng được “thổi giá” lên đến vài trăm triệu đồng. Mới đây có một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tìm đến đưa ra giá 350 triệu đồng, số tiền khổng lồ đối với gia đình. Vậy nhưng, anh Ba nghe nhiều người bảo, nếu đúng giá thì con số phải nằm trên 500 triệu nên khước từ.
Vợ anh Ba cho hay: Dù cuộc sống giờ đã tạm thoát kiếp nghèo nhưng hàng ngày chồng vẫn phải đi làm mướn kiếm thêm thu nhập.
“Người dân bảo gốc cây có hình thế rất đẹp. Nếu rơi vào đúng tay một nghệ nhân nào đó họ sẽ chế tác ra rất nhiều kiểu dáng bắt mắt. Đây là một tuyệt phẩm của tự nhiên mà gia đình may mắn sở hữu. Nếu bán, gia đình cũng mong muốn tìm được một cái giá hợp lý nhất” - vợ anh Ba cho hay.
Theo quan sát của chúng tôi, gốc cây mù u có hình dáng rất lạ. Gốc cây tựa hình “quái thú” với bộ rễ nghiêng dài một phía, gồm 9 rễ cây to, cùng những rễ phụ uốn lượn đan nhau rất bắt mắt, rất giống hình rồng, với chiều dài hơn 9m, ngang gần 5m. Phần “đầu” sần sùi nhô to, có 3 thân cây thẳng đứng mọc lên tựa như 3 cái sừng, còn chỗ cưa thân chính, “vết cắt cũ đã liền vỏ, vô tình tạo ra “cái mồm” to hoác.
Hiện anh Ba vẫn giữ nguyên hiện trạng gốc cây tự nhiên và rất đông người dân hiếu kỳ đến xem. Không ít người ở các tỉnh lân cận biết có gốc cây hình thù kỳ lạ đã đưa cả gia đình tìm đến tham quan vào những ngày cuối tuần. Người thích sưu tầm vật lạ và nhiều người trong giới điêu khắc hàng thủ công mỹ nghệ cũng tìm đến “săn hàng”.
Nhiều người dân cho rằng, gốc cây có kiểu dáng “hình rồng” đang nằm án ngự. Tuy nhiên, đó là nhìn theo vẻ tưởng tượng. Gốc cây đến thời điểm này vẫn nằm trong trạng thái nguyên bản, chưa có bất cứ sự đụng chạm bàn tay nào của con người.
Cái giá mà gia đình đưa ra là 400 triệu đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau 8 tháng được bảo quản rất cẩn thận, vẫn chưa có bất cứ ai tìm đến ngỏ lời mua với mức giá đó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
- Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
- Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
- Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
- Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
- Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
- Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.